Bitkingdom là gì? Bitkingdom có lừa đảo không? Bitkingdom được biết đến là một tổ chức hoạt động ở Việt Nam vào thời gian tháng 11/2015. Tổ chức này coi mình là một tổ chức cộng đồng và tạo ra sứ mệnh trao quyền cộng đồng dành cho các thành viên của mình. Sứ mệnh kết thúc những chuỗi ngày khó khăn và sở hữu một quy trình giao dịch hoàn hảo. Trong bài viết hôm nay, sanforex.club sẽ giải đáp thắc mắc Bitkingdom là gì? Lý do vì sao Bitkingdom sụp đổ?

Tìm hiểu Bitkingdom là gì? Vì sao Bitkingdom phá sản?

Tìm hiểu Bitkingdom là gì? Vì sao Bitkingdom phá sản?

Câu chuyện đình đám về Bitkingdom

Bitkingdom đã được netizen Việt Nam biết đến từ một vụ việc nổi lên một thời.

Vào ngày 21/06/2020, một vụ án về “Cướp 35 tỷ trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây” đã nổi lên khá rầm rộ. Vụ việc cụ thể như sau dựa vào nguồn tin của các nhà báo:

Thời điểm diễn ra là vào một buổi trưa oi bức của nắng hè tháng 5, gia đình doanh nhân gồm hai vợ chồng và một trẻ nhỏ sinh sống tại TP.HCM đi xe hơi từ Lâm Đồng về TP.HCM. Đến đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai) không may va chạm với một chiếc xe hơi khác.

Người chồng lúc nãy xuống xe để giải quyết thì có ba chiếc xe hơi khác tiến đến gần. Trên người những thanh niên này có súng, dao, kim tiêm để khống chế nạn nhân. Họ bịt mắt và bắt cóc người chồng lên xe. Người vợ và em bé cũng bị bắt trên một chiếc xe hơi khác. Lúc này, có một người đã nhanh tay giật đi camera hành trình trên xe của hai vợ chồng và đuổi theo sau.

Người chồng bị đánh đập trên đường đi và bị yêu cầu đưa mật khẩu ví điện tử. Nếu không sẽ giết người vợ, tiêm máu có chứa HIV vào con của người doanh nhân này.

Vụ cướp 35 tỷ đình đám có liên quan đến ông trùm Bitkingdom?

Vụ cướp 35 tỷ đình đám có liên quan đến ông trùm Bitkingdom không?

Vì quá hoảng sợ và lo lắng cho tính mạng của vợ và con, người chồng không còn cách nào khác buộc phải cung cấp tài khoản ví điện tử để nhóm thanh niên chuyển 35 tỷ đồng sang tài khoản khác.

Khi thành công có được số tiền, nhóm thanh niên này lại tiếp tục yêu cầu nạn nhân gọi về cho gia đình để chuyển tiếp 9,5 triệu USD để bọn chúng có thể ăn thêm. Lúc đang bị uy hiếp thì nạn nhân đã hô to “đừng đánh nữa” để người thân cảnh giác ngừng giao dịch.

Khoảng hơn 2 giờ trôi qua, nhóm thanh niên này thấy tình hình không khả quan nên đã bỏ gia đình ở nơi vắng vẻ thuộc quận 2 (TP.HCM) và chạy thoát. Sau khi tiền đã được chuyển sang ví điện tử của bọn cướp, chúng quy ra tiền mặt và chia chát cho nhau.

Đây là thông tin được trích từ nguồn báo Tuổi Trẻ. Thế nhưng, khi phân tích sâu hơn về vụ việc này thì một sự thật được hé lộ chính là những người dính líu vào việc này có liên quan đến Bitkingdom lừa đảo. Tiếp theo hay cùng đi sâu hơn về tổ chức này nhé.

Bitkingdom là gì?

Bitkingdom là một tổ chức xây dựng mô hình tương tư như đa cấp

Bitkingdom là một tổ chức xây dựng mô hình tương tư như đa cấp

Vậy, Bitkingdom là gì? Đây là một tổ chức, một hệ thống bao gồm 2 yếu tố là người cho đi và người nhận lại. Bitkingdom có rất nhiều gói sản phẩm để khách hàng có thể lựa chọn và đăng ký tham gia.

Nói rõ hơn về vấn đề này, ví dụ ít nhất 1 bitcoin sẽ bằng 10 triệu đồng ở thời gian Bitkingdom vừa thành lập. Khi bạn mua 1 bitcoin bạn sẽ nhận được lợi nhuận 1%/ ngày, lợi nhuận tháng 30%/ tháng. Bạn càng đầu tư càng nhiều tiền để mua bitcoin thì lợi nhuận nhuận về càng lớn.

Cách thức đầu tư này tương tư với mô hình đa cấp Ponzi. Bitkingdom sẽ đánh vào tâm lý của những người thiếu hiểu biết và vẽ ra những ước mơ cao sang. Với việc chia phần trăm hoa hồng cho những bạn mới đăng ký. Càng kêu gọi nhiều người tham gia, sàn Bitkingdom sẽ càng có nhiều thành viên hơn.

Sự thiếu rõ ràng, minh bạch trong những lời pr rầm rộ của Bitkingdom

Bitkingdom liệu có phải một dạng của mô hình đa cấp không?

Bitkingdom còn có quy mô hơn một dạng đa cấp. Tổ chức này được cho là một mô hình siêu đa cấp với tiền hoa hồng cho người thành công đưa được người tiếp theo nạp tiền vào hệ thống. Có thể nói, Bitkingdom hầu như không mang lại bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào để thu về lợi nhuận, nó chỉ dùng tiền của người sau trả cho người trước.

Bitkingdom có được coi là một ngân hàng hay không?

Lợi nhuận mang lại từ Bitkingdom có thể nói còn hơn cả một ngân hàng. Như đã đề cập, Bitkingdom là nơi người tham gia trước sẽ nhận được lãi suất khi có người tham gia sau đầu tư vào. Thông thường, ngân hàng sẽ có mức lãi suất trung bình là 0,5% tháng. Còn đối với Bitkingdom, lãi suất sẽ lên đến 30% tháng vô cùng màu mỡ cho những người tham gia trước.

Bitkingdom có chủ đứng đầu hay không?

Tổ chức này dù có chủ hay không thì khi mọi người đổ tiền vào tổ chức này đều sẽ bị kiểm soát bởi họ.

Bitkingdom là nơi kết nối những người chơi lại với nhau phải không?

Đây thực chất chỉ là một chiêu trò “lùa gà” của tổ chức này. Thật sự thì không hào nhoáng, không tuyệt vời như những gì mà tổ chức này đã thổi phồng. Thực chất có tiền hay không đều sẽ phụ thuộc vào việc bạn có thành công giới thiệu người mới đăng ký vào hệ thống hay không.

Bitkingdom phá sản như thế nào?

Nguyên nhân Bitkingdom sụp đổ là gì?

Nguyên nhân Bitkingdom sụp đổ là gì?

Những nạn nhân của Bitkingdom

Khi đã bị bóc mẽ sự thật, số người tham gia vào hệ thống ngày một ít đi và dần không còn ai tham gia. Vậy là lượng tiền đổ vào ít hơn so với tiền bán ra, Bitkingdom sụp đổ và còn duy nhất một website bị lỗi không thể làm gì khác. Những người còn giữ tiền trong hệ thống đều bị mất trắng mà không thể đòi lại.

Khi phỏng vấn một nạn nhân của Bitkingdom, họ nói rằng đã bị bạn bè hấp dẫn rủ rê và đảm bảo rằng sẽ một phút lên đời. Chưa được 1 năm sau khi nạn nhân này dồn hết tiền vào Bitkingdom, hệ thống đã sập. Không chỉ không mang về khoản lợi nhuận khổng lồ như được vẽ ra, người này còn mang trong mình một đống nợ. Hậu quả là gia đình tan rã, những khoản vay bị đòi và dẫn tới xiết nợ.

Thổi phòng đầu tư 10 triệu đồng thành 1 triệu USD chỉ sau 3,5 năm

Vừa qua, có tới 25 nhà đầu tư đã lần lượt ký vào đơn tố cáo Bitkingdom lừa đảo tới Báo Thanh Niên. Theo đó, bà H.T.T.N (Q.Tân Bình, TP.HCM), vào tháng 4 – 6.2016, những nhà đầu tư này được L.Đ.N (cho rằng là người đứng đầu của toàn bộ hệ thống Bitkingdom) mời đi tiệc giới thiệu Bitkingdom. Sau đó thổi phồng về việc tổ chức này đã giúp nhiều người thoát khỏi vực sâu của cái nghèo, giàu lên phút chốc nhờ vào cộng đồng.

Với slogan “Trao quyền cho cộng đồng – Chấm dứt nghèo”, Bitkingdom đã kêu gọi mọi người hãy bỏ ra 10 triệu đồng để đầu tư, chỉ trong vòng 3 năm rưỡi sẽ có thể nhận được mức lợi nhuận lên đến 1 triệu USD. Bức tranh vẽ ra quá tuyệt vời của  L.Đ.N đã khiến bà H.T.T.N và nhiều người tin tưởng. Cuối cùng họ đã bỏ ra số tiền lớn để mua Bitcoin (BTC) sau đó chuyển vào tài khoản thuộc hệ thống Bitkingdom. Họ không được rút lãi hằng tháng mà chỉ được cộng tiếp tục vào vốn đã bỏ ra. Cứ thế tiếp tục lặp lại vòng tròn đầu tư.

Lúc này, giá của đồng Bitcoin giao động từ 13 – 14 triệu đồng/BTC, bà H.T.T.N đã chi ra số tiền khoảng 3,6 tỉ đồng để mua 264 BTC.

Cũng giống với trường hợp của bà H.T.T.N, bà N.T.T.N (Đắk Nông) kể: “Mấy anh em trong nhà gom góp tiền tích cóp và còn vay mượn người quen để mua 80 BTC. Giờ mất trắng! Không những vậy, người trong gia đình còn căng thẳng với nhau”.

Thời gian từ tháng 8 năm 2016, bà N.T.T.N, L.Đ.N và các nhà đầu tư khác đã làm giao dịch chuyển từ đồng Bitcoin sang đồng BKC do hệ thống Bitkingdom tạo ra với tỷ lệ 1 BTC = 1 BKC.

Nhóm đầu tư cùng L.Đ.N tiếp đó đã lên kế hoạch quảng bá quy mô lớn đồng AUREUS (AUR) được dùng rộng rãi trên hệ thống Bitkingdom toàn thế giới và chuyển đổi từ BKC sang AUR (giá 1 AUR từ 50 – 100 USD). Sau khi thành công quy đổi sang AUR, nhóm L.Đ.N tiến hành website bitkingdom.com.

Giá của AUR bắt đầu giảm sâu về 0,5 USD/AUR và khi mọi người có phản ứng mạnh, L.Đ.N đã tạo ra một buổi gặp gỡ kèm theo đó là tạo sự tin tưởng với mọi người bằng việc “vẽ” ra hàng loạt những dự án phát triển cho đồng AUR khiến nó sẽ có giá trị cao trong tương lai gần.

Nhóm L.Đ.N đã mời gọi mọi người hãy nên mua thêm AUR với giá 0,5 USD và trả cổ tức mỗi tháng. Và thế là những nhà đầu tư đã yên tâm hơn, họ không biết rằng đây là một cú lừa với quy mô lớn và đây là lần cuối cùng trước khi họ sẽ mất sạch tiền. Sau gần 3 tháng nhận cổ tức với giá vô cùng rẻ của đồng AUR, nhóm L.Đ.N lại tăng thời hạn trả cổ tức. Sau đó họ khóa website AUREUS.com và cuối cùng là mất tích.

Những nhà đầu tư đã đổ vào cả tỉ bạc vào hệ thống Bitkingdom trải đều trên mọi miền đất nước. Cụ thể là TP.HCM, Quảng Trị, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Nông,…và còn nhiều nơi khác nữa. Trong đó, có ông N.N.T (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đã mua đến 498 Bitcoin chỉ để tham gia vào hệ thống Bitkingdom. Kết quả nhận lại chính là mất hết toàn bộ BTC. Quy ra giá trị hiện tại lên tới 107 tỷ đồng.

Chưa tính tất cả nhưng chỉ với 25 người trên, số tiền tích lũy, vay mượn để mua đã lên đến 2.637 BTC, giá trị thực khoảng 37 tỷ đồng. Tính đến ngày 16/8, đồng Bitcoin tăng giá gấp 20 lần, vậy là họ đã lừa được khoảng giá trị thực lên tới 725 tỷ đồng. Vậy là 25 nạn nhân đã không cánh mà bay hết số tiền này.

Bà H.T.T.N nói: “Chỉ mới tính sơ 25 nhà đầu tư của nhóm đã thiệt hại hơn 700 tỷ đồng, trong khi số người tham dự mạng lưới này trên toàn quốc ước tính khoảng 32.000 người, thiệt hại khoảng hàng ngàn tỉ đồng”.

Sàn Bitkingdom sụp đổ đã kéo theo hàng chục nghìn người rơi vào cảnh nợ nần chất đống. Không chỉ bản thân mà còn mang đến gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nghiệm trọng hơn chính là ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách nặng nề.

Một vài hình thức lừa đảo khác

Hiện nay vẫn có những trang web hoạt động theo phương thức đa cấp. Họ dùng những chiêu trò trên và thậm chí thay đổi khó lường khiến người dân không kịp trở tay. Tùy thuộc vào tình hình thị trường đang cần thứ gì, họ sẽ vẽ vời ra một bức tranh mà bất kỳ ai cũng khao khát, và thế là dính câu. Ví dụ như những thị trường kinh doanh tiền ảo đang có xu hướng chuyển sang kênh cổ phiếu quốc tế, thị trường ngoại hối (forex),… đầy triển vọng nhưng cũng đầy rủi ro.

Giả dụ mô hình Crowd1 đang mời gọi các nhà đầu tư tham gia vào mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết kết nối cộng đồng, 80% nguồn doanh thu sẽ được sử dụng để chia sẻ cho những người phát triển cộng đồng.

Crowd1 bao gồm 4 gói đầu tư là 99 – 3.500 euro (EUR), nhà đầu tư khi đăng ký vào sẽ nhận được lượng cổ phiếu từ 2 công ty con của Crowd 1 là Affilgo (ký hiệu A, có giá khởi điểm là 2 EUR) và Miggster (ký hiệu là M, giá khởi điểm là 0,5 EUR), với hình thức hoạt động chính của 2 công ty là game và casino. Mô hình Crowd1 bao gồm 5 loại hoa hồng dành cho nhà đầu tư dựa trên mô hình đa cấp và được trả  tỷ lệ phần trăm là 80% EUR và 20% cổ phiếu A, M…

Bản chất của mô hình Crowd1 chính là đa cấp. Tương tự với hình thức ponzi  tức là người chơi trước sẽ nhận được lãi suất hay hoa hồng dựa vào người đăng ký sau.

Trong thời gian vừa qua, công an tỉnh Bình Phước đã khuyến cáo người dân cần phải cảnh giác hơn, không nên tham gia đổ tiền vào các hình thức nạp tiền hộ có tên là Myaladdinz. Nếu muốn tham gia, người chơi phải tạo tài khoản, điền thông tin cá nhân như yêu cầu và thông tin người đã giới thiệu. Bạn cần nạp số tiền tối thiểu 100 USD (gần 2,4 triệu đồng) để tài khoản được kích hoạt. Khi nạp tiền thành công, tiền của bạn sẽ được đổi thành “gem”, mỗi “gem” bằng với 1 USD.

Người chơi khi thanh toán đơn bằng “gem” sẽ được hệ thống trả lại 80% “gem” khi hoàn tất giao dịch. Họ không được hoàn lại bằng tiền mặt. Một trường hợp khác chính là người chơi không nhất thiết phải mua hay bán, chỉ cần bỏ tiền thật để mua “gem” hay nói cách khác là nạp tiền vào tài khoản. Tiếp theo, họ sẽ được đổi thành  “gem” và đổi ra “điểm” (hay còn gọi là Point). Họ sẽ nhận được lãi giao động khoảng 0,2 đến 0,1% điểm mỗi ngày.

Người chơi khi giới thiệu thành công người mới tham gia sẽ được hưởng hoa hồng. Tùy thuộc vào từng cấp độ của mô hình đa cấp mà quyết định số tiền lãi mà họ được nhận.

Cơ bản, ứng dụng Myaladdinz cũng giống như mô hình đa cấp, tức là lấy của người sau trả cho người tham gia trước. Nếu không có ai mua “gem” thì ứng dụng này cũng sẽ bị phá sản. Tất nhiên, người chơi sẽ không có khả năng nhận lại những gì đã mất.

Vào năm 2016, Báo Thanh Niên đã lên bài “Chơi hụi xuyên quốc gia” để nêu cao cảnh giác cho mọi người hãy cẩn thận rằng Bitkingdom lừa đảo, Bitkingdom phá sản. Cụ thể cuối tháng 6 năm 2020, Báo Thanh Niên cũng có lên các bài liên quan đến sập bẫy tiền ảo để nói về vấn nạn kinh doanh tiền ảo lừa đảo, nhà đầu tư mất trắng sau khi đầu tư vào hệ thống tiền ảo. Tuy nhiên, vẫn không thể triệt phá thành công đường dây nay. Hình thức lừa đảo này bị phanh phui thì sẽ có những hình thức khác được tạo ra, càng nhiều người vì cái lợi trước mắt mà bị lừa trắng tay.

Làm sao để nhận biết các mô hình lừa đảo?

Có câu nói rằng “30 chưa phải là tết”, tương tự với việc tiền có thể về hôm nay nhưng chưa chắc ngày mai tiền lại tiếp tục về. Đây cũng là nguyên do chính khiến các bạn mất trắng trong những dự án đầu tư tài chính. Mọi người không biết phân tích rằng liệu dự án này có lâu dài? Không bỏ thời gian ra để tìm hiểu kỹ về thông tin dự án. Chỉ nghe về cái lợi được thổi phồng mà bất chấp lao đầu vào.

Trường hợp biết kiểm tra dự án sẽ có tiềm năng như thế nào sẽ giúp bạn tránh được việc “trâu chậm uống nước đục”. Khi tính toán được thời hạn lâu dài của một dự án đã đầu tư, liệu rằng nó có thể thành công hay không sẽ giúp bạn tránh bị lừa rất nhiều. Việc không biết gì và chỉ biết đầu tư một cách không khoa học chỉ khiến bạn mất lại càng thêm mất. Hãy biết điều tra, phân tích các dự án để tìm ra được dự án tốt nhất, đáng đầu tư nhất. Forexdictionary.com sẽ liệt kê ra một số câu hỏi nên tự đặt ra để có thể xác định được đâu là dự án nên đầu tư.

Hãy luôn đặt câu hỏi “Tại sao?” với người đang “vẽ ra” tương lai dành cho bạn và trước khi quyết định đổ tiền vào một dự án nào đó:

– Câu 1: Muốn đầu tư tùy ý cũng được, mua bao nhiêu gói cũng không sao.

– Câu 2: Cam kết lãi suất nhận được cố định từ 10% tới 30%/ tháng hoặc nhiều hơn.

– Câu 3: Có thể tiếp tục đầu tư để tạo được lãi suất kép.

– Câu 4: Rất nhiều hoa hồng giới thiệu nhiều % và … (đặc biệt là nhị phân)

– Câu 5: Không được phép huỷ gói đầu tư và rút lại vốn.

– Câu 6: Tạo ra tài sản (Coin – Token) biến động giá rất dễ thao túng tâm lý.

– Câu 7: Mới thành lập đã tổ chức sự kiện liên tục với quy mô lớn sức chứa mấy trăm mấy nghìn người.

– Câu 8: Giới hạn thu nhập – Giới hạn Convert – Giới hạn bán – Giới hạn rút tiền.

– Câu 9: Luôn nhận được quà đắt tiền như là điện thoại, laptop, xe cộ, nhà cửa cho nhà đầu tư hay leader.

Hy vọng thông qua thông tin Bitkingdom là gì, Bitkingdom có lừa đảo không, bạn sẽ rút ra cho mình những kinh nghiệm trước khi đầu tư vào một mô hình tiền ảo nào khác. Mỗi thị trường tiền ảo đều có những tiềm năng, những rủi ro riêng, khi bắt đầu muốn đổ tiền vào một thị trường nào nhất định, hãy biết cách tìm hiểu mọi thứ. Hãy là một nhà đầu tư thông minh bạn nhé!

Xem thêm:

FX Trading Markets là gì? Sàn FX Trading có lừa đảo hay không?

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan