Tìm hiểu khái niệm Bond Yield là gì – một khía cạnh quan trọng trong thị trường tài chính, đặc biệt là khi đề cập đến trái phiếu. Lợi suất trái phiếu thường được hiểu là tỷ suất lợi nhuận mà một nhà đầu tư có thể kỳ vọng sinh lời từ việc nắm giữ trái phiếu. Để có thêm thông tin chi tiết về lợi suất trái phiếu là gì, hãy cùng sanforex.club tìm hiểu qua những nội dung sau!

Bond Yield là gì?

Bond Yield - lợi suất trái phiếu là gì?

Bond Yield – lợi suất trái phiếu là gì?

Trái phiếu

Trái phiếu là một hình thức chứng khoán được phát hành bởi công ty hoặc chính phủ nhằm mục đích huy động vốn. Trái phiếu là một dạng tài sản tài chính với thu nhập ổn định, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận từ đầu tư. Nhà đầu tư có thể tiếp cận thị trường trái phiếu và mua vào những công cụ này, từ đó nhận được lãi suất hoặc lợi tức được trả lại từ chính trái phiếu mà họ sở hữu.

Lợi tức

Thu nhập đạt được từ một khoản đầu tư được gọi là lợi tức, biểu thị số tiền lãi hoặc sinh lời mà người đầu tư nhận được.

Lợi suất trái phiếu

Thu nhập từ việc đầu tư vào trái phiếu được mô tả bằng thuật ngữ “lợi suất trái phiếu”, thể hiện số tiền lãi mà nhà đầu tư thu được từ việc nắm giữ và đầu tư vào các loại giấy nợ này.

Các thuật ngữ cơ bản liên quan đến Bond Yield

Các thuật ngữ liên quan đến Bond Yield

Các thuật ngữ liên quan đến Bond Yield

Tổ chức phát hành

Tổ chức phát hành trái phiếu là đại diện chịu trách nhiệm cung cấp giấy nợ để huy động vốn. Đối tượng phát hành trái phiếu có thể là chính phủ, doanh nghiệp hoặc bất kỳ tổ chức nào khác có nhu cầu tài chính.

Trái chủ

Trái chủ là thuật ngữ ám chỉ nhà đầu tư mua trái phiếu, cung cấp vốn cho tổ chức phát hành thông qua hình thức mượn tiền.

Mệnh giá

Số tiền mà tổ chức phát hành cam kết mượn và hoàn trả khi trái phiếu đáo hạn được gọi là “tiền gốc”. Đây là số tiền vốn ban đầu mà trái chủ đầu tư vào và nhận lại khi trái phiếu đến hạn.

Lãi suất Coupon

Mức lãi suất trả cho trái phiếu thường được biểu thị dưới dạng phần trăm của mệnh giá. Mức lãi suất này được xác định và cố định tại thời điểm phát hành. Lãi suất Coupon sẽ được chi trả đều đặn cho trái chủ cho đến đến thời gian đáo hạn.

Ngày đáo hạn

Thời hạn đáo hạn là khoảng thời gian mà chủ thể phát hành cam kết hoàn lại giá trị danh nghĩa của trái phiếu cho các nhà đầu tư (trái chủ). Có thể lựa chọn thời gian đáo hạn ngắn hạn, với chu kỳ ít hơn một năm. Hoặc lựa chọn dài hạn với chu kỳ kéo dài lên đến 30 năm (có thể lâu hơn).

Mối tương quan giá trái phiếu vs lợi tức

Giá trái phiếu và lợi tức là mối quan hệ trái chiều với nhau. Cụ thể:

  • Giá trái phiếu < mệnh giá: Lợi tức của trái phiếu cao hơn so với lợi suất hiện hành (lãi suất coupon).
  • Giá trái phiếu > mệnh giá: Lợi tức thu được thấp hơn lợi suất hiện hành.

Bởi vì mối quan hệ nghịch đảo như vậy nên công thức xác định lợi tức trái phiếu cũng căn cứ vào cơ sở này. Cụ thể, khi giá trái phiếu giảm, lợi suất tăng lên và ngược lại.

Phương pháp xác định lợi suất trái phiếu?

Về bản chất, trái phiếu là khoản ghi nợ của các nhà đầu tư đối với các tổ chức phát hành trái phiếu. Thông qua việc cho vay, nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận từ lãi suất cho vay và được hoàn vốn khi tới thời gian đáo hạn. Việc mua ở mức giá cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được.

Để xác định chính xác lợi tức trái phiếu, nhà đầu tư cần xem xét hai yếu tố chính:

  • Lãi suất coupon (lợi suất hiện hành).
  • Giá mua trái phiếu.

Trong đó, lãi suất coupon là lãi suất định kỳ được trả cho nhà đầu tư trái phiếu. Lãi suất này được thiết lập tại thời điểm giao dịch trái phiếu và không thay đổi trong suốt thời gian trái phiếu đáo hạn. Khoản thanh toán lãi suất coupon được xác định bằng cách tổng hợp tiền lãi mỗi năm kiếm được. Giá của trái phiếu chính là giá hiện hành của trái phiếu trên thị trường Lợi tức được tính bằng cách lấy lãi suất coupon chia cho giá mua.

Cách tính Bond Yield (lợi tức trái phiếu)

Cách tính Bond Yield (lợi tức trái phiếu)

Tuy nhiên, công thức trên không phản ánh đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến lợi tức thực tế của trái phiếu. Bởi giá của trái phiếu có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: lãi suất thị trường, thời gian đáo hạn trái phiếu, tần suất thanh toán,.. Vì vậy, nó chỉ mang đem lại kết quả một cách tương đối chứ không thể hiện chính xác lợi tức thực tế.

Mức độ tín nhiệm của trái phiếu cũng ảnh hưởng đến lợi tức. Trái phiếu được xếp hạng cao và có độ rủi ro thấp (ví dụ AAA) thường có lợi tức thấp hơn so với trái phiếu xếp hạng thấp hơn. Ngược lại, trái phiếu có độ rủi ro cao, như trái phiếu mức độ “D” – trái phiếu vỡ nợ/ trái phiếu rác, sẽ hiển thị lợi tức nhận về cao hơn.

Ví dụ: Một trái phiếu giá trị 1.000 USD, lãi suất coupon 10%, nhưng chỉ được bán với giá 800 USD. Lợi tức thực tế khi mua ở mức giá này là 12,5% (100 USD/800 USD). Ngược lại, nếu giá bán là 1.200 USD, lợi tức chỉ còn 8,33% (100 USD/1.200 USD). Dù giá trái phiếu có thay đổi như thế nào trên thị trường, mức coupon vẫn duy trì ổn định. Trong tình huống này, nhà đầu tư giữ trái phiếu vẫn sẽ đảm bảo nhận được 100 USD mỗi năm từ thanh toán lãi suất coupon.

Các loại lợi suất trái phiếu

Lãi suất coupon và lợi suất hiện hành là hai chỉ số phổ biến được sử dụng để đánh giá lợi suất của trái phiếu. Tuy nhiên, cả hai chỉ số này đều có những hạn chế nhất định. Cụ thể là cả hai chỉ số đều bỏ qua giá trị tiền lãi tái đầu tư. Nếu muốn xác định lợi suất trái phiếu chính xác nhất, Traders nên tham khảo các phương pháp xác định lợi suất nâng cao dưới đây:

Lợi suất hiện hành

Lợi suất coupon (lợi suất hiện hành), là tỷ lệ lãi suất hàng năm cố định mà tổ chức phát hành trái phiếu phải trả cho trái chủ. Lợi suất này được xác định ngay từ khi phát hành trái phiếu và không thay đổi trong suốt thời gian đáo hạn. Công thức tính lợi suất hiện hành là lấy lãi suất coupon chia cho mệnh giá hiện tại của trái phiếu. Khi giá trái phiếu thay đổi, lợi suất hiện hành cũng thay đổi theo.

Lợi suất đáo hạn (YTM)

Lợi suất đáo hạn (YTM) là một chỉ số quan trọng đối với các trái chủ. Đây là phương tiện giúp trái chủ xác định mức lãi suất tổng cộng mà mình đạt được từ việc đầu tư trái phiếu.

YTM được tính bằng cách chiết khấu tất cả các dòng tiền trong tương lai của trái phiếu, bao gồm những khoản thanh toán coupon & giá trị đáo hạn, về giá thị trường của trái phiếu. Quá trình tính toán YTM có thể phức tạp và thường được thực hiện bằng phần mềm tài chính. Tuy nhiên, có một công thức đơn giản có thể được sử dụng để ước tính YTM:

Công thức tính YTM

Công thức tính YTM

Giả sử bạn mua một trái phiếu trị giá 10.000 USD với giá 9.000 USD (90% mệnh giá). Trái phiếu này đáo hạn trong 5 năm và trả lãi hàng năm 600 đô la. Lợi suất coupon của trái phiếu này là 6,7%.

Tuy nhiên, lợi suất đáo hạn của trái phiếu này sẽ cao hơn. Điều này là do bạn có thể tái đầu tư tiền lãi hàng năm của mình. Mức lợi suất cũng được giả định rằng, khi đến thời gian trái phiếu đáo hạn, Traders sẽ nhận được 10.000 USD, lời 1.000 USD so với số tiền đầu tư. Ví dụ: Vào cuối năm đầu tiên, bạn sẽ có 10.000 USD, bao gồm 9.000 USD vốn đầu tư ban đầu và 1.000 đô la lãi suất. Bạn có thể tái đầu tư 1.000 USD này để kiếm thêm lãi trong năm thứ hai.

Traders cần nhớ rằng khái niệm của YTM có thể khác biệt so với lãi suất coupon của trái phiếu. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến thời gian thực hiện các khoản thanh toán. Cụ thể, tất cả các khoản cần thanh toán như khoản coupon và tiền gốc phải được thực hiện đúng thời gian xác định.

Nhược điểm của YTM là không cân nhắc đến các yếu tố như: thuế hoặc các chi phí môi giới liên quan. Ngoài ra, YTM thường giả định cổ tức luôn luôn được tái đầu tư. Mặc dù vẫn tồn tại nhiều hạn chế, nhưng YTM vẫn là một thước đo quan trọng trong quá trình so sánh các loại trái phiếu với nhau. Nó có khả năng hỗ trợ nhà đầu tư xác định trái phiếu nào có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất.

Lợi suất thu hồi (YTC)

Khi đầu tư vào trái phiếu có thể mua lại trước hạn (callable bonds), lợi suất thu hồi (yield to call – YTC) là một công cụ không nên bỏ qua. Loại trái phiếu này cho phép tổ chức phát hành mua lại trái phiếu trước ngày đáo hạn thực tế. Việc mua lại sớm này ảnh hưởng đến lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được từ trái phiếu.

Công thức tính YTC

Công thức tính YTC

Lợi suất thu hồi (YTC) được tính tương tự như lợi suất đáo hạn (YTM). Tuy nhiên, thay vì sử dụng ngày đáo hạn, YTC sử dụng ngày thu hồi sớm và giá mua lại để tính toán. Công thức YTC tính từ thời điểm mà chủ thể phát hành thực hiện mua lại trái phiếu lần đầu tiên.

Nhiều loại trái phiếu sẽ có những ngày thu hồi khác nhau và thể duy trì việc thanh toán lãi vào ngày được định sẵn cho đến khi nó đáo hạn hoặc chỉ thanh toán lãi một lần hàng năm. Nếu giá trái phiếu tăng cao so với mệnh giá, khả năng bị mua lại sớm cũng cao hơn. Sau đó, chủ thể phát hành có thể phát hành trái phiếu mới với tỷ lệ lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, giá mua lại sớm cũng sẽ thay đổi tùy vào các điều khoản đã thỏa thuận từ ban đầu.

Để đánh giá đúng lợi nhuận tiềm năng trái phiếu đem lại, Traders cần xem xét các lợi suất thu hồi và xem xét lợi suất đáo hạn. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng xem xét khoảng lợi nhuận có sẵn và dự đoán tính khả thi của nó.

Ví dụ, công ty TNHH Ridgeways ( hoạt động trong lĩnh vực Bất Động Sản) vừa phát hành trái phiếu, thời gian đáo hạn là 30/12/2025. Hiện tại, trái phiếu giao dịch cao hơn mệnh giá 2,5 USD, nên lợi nhuận đáo hạn là 6,82% mỗi năm. Tuy nhiên, có hai thời điểm đáo hạn khả thi như sau:

Các nhà đầu tư cần xem xét cả hai kịch bản thu hồi và so sánh với lợi suất đáo hạn để đánh giá đúng lợi nhuận tiềm năng cũng như rủi ro của khoản đầu tư trái phiếu này.

Giá mua trái phiếu lãi suất cố định Công ty TNHH Ridgeways 102,5 đô la:

Thời điểm Lợi suất (hằng năm) Mô tả Giá trả cho nhà đầu tư
31/12/2023 7,60% Ngày thu hồi đầu tiên $103,00
31/12/2024 7,07% Ngày thu hồi thứ hai $101,50
31/12/2025 6,82% Đáo hạn 100 USD

Trong tình huống này, cả lợi suất trái phiếu và lợi suất đáo hạn đều là 6,82% mỗi năm, thể hiện tình huống xấu nhất của trái phiếu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lợi suất trái phiếu có thể biến động theo sự thay đổi của giá. Ví dụ, nếu giá trái phiếu tăng từ 102,5 USD lên 106 USD, lợi tức sẽ thay đổi. Trong tình huống này, lợi suất thu hồi đầu tiên có thể là mức lợi nhuận thấp nhất thay vì lợi suất đáo hạn như dự đoán.

Giá mua trái phiếu lãi suất cố định Công ty TNHH Ridgeways 106 đô la:

Thời điểm Lợi suất (hằng năm) Mô tả Giá trả cho nhà đầu tư
31/12/2023 5,76% Ngày thu hồi đầu tiên $103,00
31/12/2024 5,80% Ngày thu hồi thứ hai $101,50
31/12/2025 5,84% Đáo hạn $100

Các yếu tố tác động đến Bond Yield là gì?

Lãi suất

Khi NHTW hạ lãi suất cơ bản, thị trường trái phiếu thường chứng kiến lợi suất giảm theo. Điều này kích thích người dân tìm kiếm các nguồn đầu tư thay thế, ví dụ như trái phiếu chính phủ, nhằm đảm bảo trong trường hợp lợi suất tiền gửi tại ngân hàng giảm.

Thứ tự xếp hạng

Các tổ chức xếp hạng tín dụng nổi tiếng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và xếp hạng tín dụng cho chủ thể phát hành trái phiếu và từng loại trái phiếu riêng biệt. Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch là 3 tổ chức xếp hạng tín dụng đáng tin cậy nhất hiện nay. Mục tiêu của các tổ chức này là cung cấp thông tin chi tiết về khả năng thanh toán gốc của tổ chức phát hành. Từ đó giúp nhà đầu tư hiểu rõ và đánh giá rủi ro tín dụng một cách chính xác.

AAA là trái phiếu có độ tin tưởng cao nhất và D là trái phiếu có mức độ an toàn thấp nhất

AAA là trái phiếu có độ tin tưởng cao nhất và D là trái phiếu có mức độ an toàn thấp nhất

Trái phiếu có xếp hạng tín dụng cao hơn thường được coi là an toàn hơn và có khả năng trả nợ cao hơn. Điều này khiến trái phiếu có xếp hạng cao trở nên hấp dẫn hơn đối với các Traders, kéo theo mức giá cao hơn. Ngược lại, trái phiếu có xếp hạng tín dụng thấp hơn được coi là nhiều rủi ro tiềm ẩn và có khả năng vỡ nợ cao hơn. Điều này khiến trái phiếu có xếp hạng thấp hơn trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, dẫn đến giá thấp hơn.

Các chủ thể tổ chức mua trái phiếu doanh nghiệp thường sử dụng xếp hạng của các cơ quan xếp hạng tín dụng để đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, họ cũng thường thực hiện phân tích tín dụng riêng của mình. Họ sử dụng các số liệu như tỷ lệ bảo hiểm lãi suất cùng với tỷ lệ vốn hóa để đánh giá nguy cơ rủi ro. Thông thường, các tổ chức phát hành có rủi ro tín dụng cao hơn thường phải trả lãi suất cao hơn để thu hút các nhà đầu tư.

Lạm phát

Lạm phát làm giảm giá trị của đồng tiền, khiến cho các khoản thanh toán lãi suất trái phiếu có giá trị thấp hơn. Vì vậy, khi lạm phát tăng, các nhà đầu tư thường trả ít tiền hơn cho trái phiếu, dẫn đến giá trái phiếu giảm. Ngược lại, khi lạm phát giảm, các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho trái phiếu, dẫn đến giá trái phiếu tăng. Sự xuất hiện của lạm phát trên thị trường sẽ làm thay đổi lợi tức nhà đầu tư nhận được. Vì vậy, Traders cần đặc biệt chú ý trong giai đoạn này.

Thời gian đáo hạn

Trái phiếu dài hạn có giá trị cao hơn trái phiếu ngắn hạn, nhưng chúng cũng có mức độ rủi ro hơn. Lý do là trái phiếu dài hạn thường nhạy cảm với các biến động lãi suất. Khi lãi suất tăng, giá trị trái phiếu dài hạn bị kéo xuống.

Cung và cầu

Giữa lợi suất trái phiếu và giá trị thị trường của trái phiếu có mối quan hệ nghịch biến. Cụ thể, khi sức mua trái phiếu tăng lên, giá trái phiếu cũng tăng theo. Lúc này, lợi suất trái phiếu sẽ giảm xuống do mối tương quan nghịch với giá. Ngược lại, nếu sức mua trái phiếu giảm, giá trái phiếu cũng sẽ giảm. Khi giá trái phiếu giảm, lợi suất trái phiếu sẽ tăng lên để bù đắp cho rủi ro đầu tư của nhà đầu tư.

Điều kiện kinh tế

Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh, các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn đầu tư hơn. Cổ phiếu và vốn tư nhân có thể mang lại lợi nhuận cao hơn so với trái phiếu, khiến các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn. Điều này giảm nhu cầu về trái phiếu, khiến các tổ chức phát hành phải tăng lợi suất trái phiếu để hấp dẫn sự đầu cơ của các nhà đầu tư.

Sự kiện chính trị và địa chính trị

Trong bối cảnh có các sự kiện bất ổn, lợi suất trái phiếu thường tăng lên. Các tổ chức phát hành trái phiếu buộc phải đưa ra mức lãi suất cao hơn để thu hút nhà đầu tư mua trái phiếu của họ. Nhà đầu tư cũng sẽ yêu cầu mức lợi suất cao hơn để bù đắp rủi ro khi nắm giữ trái phiếu trong bối cảnh kinh tế không ổn định.

Vì sao cần quan tâm đến lợi suất trái phiếu?

Lợi suất trái phiếu là chỉ số quan trọng mà các nhà đầu tư nên quan tâm bởi những lý do sau:

  • Lợi suất trái phiếu phản ánh sức khỏe của thị trường trái phiếu và thị trường tài chính nói chung. Nó cho thấy triển vọng và rủi ro của nền kinh tế thông qua góc nhìn của các nhà đầu tư trái phiếu.
  • Khi lợi suất trái phiếu giảm, nghĩa là giá trái phiếu đang tăng do nhu cầu mua vào mạnh. Điều này diễn ra khi các nhà đầu tư lo ngại về thị trường chứng khoán và tìm đến trái phiếu để phòng thủ.

Ngoài ra, khi lợi suất trái phiếu tăng và trái phiếu giảm, các nhà đầu tư sẽ chuyển sang đầu tư vào các tài sản có lợi nhuận cao hơn. Điều này dẫn đến sức mua trái phiếu. Giá trái phiếu giảm cho thấy đồng đô la đang mất giá trị, vì các nhà đầu tư không còn coi đồng tiền đô la Mỹ là một tài sản an toàn.

Những chiến lược tối ưu lợi suất trái phiếu là gì?

Tìm hiểu Bond Yield là gì mới chỉ là một khía cạnh cơ bản nhà đầu tư cần phải nắm. Tuy nhiên, để tối ưu hóa cơ hội sinh lời, chiến lược đầu tư chính là yếu tố quyết định. Thông tin dưới đây cung cấp cho bạn những chiến lược cơ bản khi đầu tư trái phiếu.

Tìm kiếm lợi nhuận

Chiến lược này tập trung chủ yếu vào việc thu nhận lợi nhuận khi đầu tư. Chiến lược tìm kiếm lợi nhuận liên quan đến việc đầu tư vào các trái phiếu được đánh giá cao nhất để tối ưu khả năng sinh lời.

Tập trung nguồn thu

Mục tiêu của chiến lược này là đầu tư vào trái phiếu nhằm tạo ra mang đến nguồn thu ổn định. Đây là một chiến lược rất được ưa chuộng để mở rộng nguồn thu nhập cá nhân.

Bảo vệ nguồn vốn

Nếu bạn muốn đầu tư vào trái phiếu nhưng không muốn mạo hiểm, chiến lược bảo toàn vốn là một lựa chọn phù hợp. Chiến lược này tập trung vào trái phiếu có lợi suất thấp cùng với mức độ rủi ro thấp.

Chiến lược “ruộng bậc thang”

Chiến lược đầu tư ruộng bậc thang là một cách đầu tư trái phiếu thông minh. Chiến lược này giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro và gia tăng thu nhập. Với chiến lược này, nhà đầu tư có thể đầu tư trái phiếu ở các kỳ hạn khác nhau (ngắn hạn hoặc dài hạn). Điều này giúp nhà đầu tư chủ động trong quá trình sử dụng vốn và tận dụng tối ưu các mức lãi suất.

Chiến lược Barbell

Chiến lược đầu tư “trái phiếu dài – trái phiếu ngắn” hay còn gọi là trái phiếu Barbell là cách đầu tư hiệu quả giúp nhà đầu tư tối ưu hóa tất cả cơ hội của trái phiếu mọi kỳ hạn. Trái phiếu dài hạn hấp dẫn với lợi suất cao, nhưng rủi ro cũng cao hơn. Trái phiếu ngắn hạn có tính thanh khoản cao, nhưng lợi suất thấp hơn. Với chiến lược này, nhà đầu tư có thể phân bổ danh mục đầu tư của mình giữa trái phiếu ngắn hạn và trái phiếu dài hạn để đạt được mục tiêu đầu tư của mình.

Chiến lược đầu tư trái phiếu Bullet

  • Chiến lược đầu tư trái phiếu đáo hạn cùng lúc là lựa chọn thích hợp đối với những nhà đầu tư đang huy động vốn. Qua chiến lược này, nhà đầu tư cân mua tất cả trái phiếu có cùng thời gian đáo hạn. Điều này giúp nhà đầu tư:
  • Mở rộng danh mục đầu tư
  • Giảm thiểu rủi ro lãi suất.

Tuy nhiên, chiến lược này cũng có khá nhiều điểm chưa hoàn thiện. Nếu lãi suất giảm trong thời gian Traders mua trái phiếu, họ có thể phải trả giá cao hơn cho trái phiếu. Do đó, nhà đầu tư cần theo dõi sát sao sự thay đổi của lãi suất để có quyết định đầu tư hiệu quả nhất.

Những lưu ý khi mua trái phiếu

Tìm hiểu kỹ mức lãi suất khi đẩu tư trái phiếu

Tìm hiểu kỹ mức lãi suất khi đẩu tư trái phiếu

Chưa nắm rõ thông tin doanh nghiệp

Khi đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư cần lưu ý đến rủi ro tín dụng. Rủi ro này xảy ra khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu không có khả năng trả nợ gốc và lãi cho nhà đầu tư. Đặc biệt, rủi ro này thường xảy ra đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, hoặc hoạt động trong các ngành nghề có rủi ro cao. Vì vây, để tránh rủi ro không cần thiết, nhà đầu tư cần tìm hiểu thông tin cụ thể của doanh nghiệp để tối ưu lợi nhuận.

Lãi suất biến động

Theo nguyên tắc thị trường, số lượng trái phiếu phát hành đối nghịch với lãi suất. Điều này có nghĩa là khi sức mua trái phiếu tăng, doanh nghiệp sẽ phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư của Traders. Vì vậy, Traders nên tận dụng nguyên tắc này để bản thân sở hữu mức lãi suất tối ưu nhất.

Rủi ro khi đầu tư lại

Khi nhà đầu tư đối diện với tình huống đã được thanh toán tiền nhưng không thể đầu tư với mức lãi suất đã định trước đó.

Rủi ro đến từ Liquidity

Trong tình huống thị trường biến động, nhà đầu tư có thể đối mặt với khả năng không thể bán được trái phiếu mà mình đang nắm giữ. Trong trường hợp này, nhà đầu tư thường phải chờ đến thời điểm đáo hạn của trái phiếu để có thể thu hồi vốn từ đầu tư của mình.

Đầu tư trái phiếu gặp nhiều khó khăn khi thiếu tính thanh khoản

Đầu tư trái phiếu gặp nhiều khó khăn khi thiếu tính thanh khoản

Rủi ro từ thị trường lạm phát

Khi Traders đầu tư trái phiếu với số tiền cố định nhưng bán trái phiếu trong thị trường lạm phát. Lúc này, nhà đầu tư có thể phải gánh chịu khoản lỗ lớn.

Chẳng hạn, nhà đầu tư mua một lượng trái phiếu với giá trị X đồng. Sau một năm, Traders thu được lãi Y đồng. Tuy nhiên, trong cùng khoảng thời gian, giá trị đồng tiền giảm đi Z đồng, với giá trị Z cao hơn Y. Do đó, nhà đầu tư có thể phải đối mặt với tình trạng lỗ do tác động tiêu cực của lạm phát.

Nhìn chung, lợi suất trái phiếu phản ánh lợi suất cổ tức cũng như lợi suất đáo hạn cụ thể và chính xác. Đồng thời, nó cũng là một chỉ số quan trọng cho việc đánh giá rủi ro và tìm hiểu giá trị thị trường của trái phiếu. Trong bối cảnh thị trường tài chính đầy biến động, hiểu rõ về Bond Yield là gì sẽ là chìa khóa quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Xem thêm:

Có lợi ích gì khi doanh nghiệp thực hiện IPO – Initial Public Offering?

Làm thế nào để đầu tư cổ phiếu blue chip cho hiệu quả nhất?

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan