Chiến thuật Pyramid được xem là một phương pháp giao dịch vô cùng hiệu quả. Chiến thuật Pyramid hay còn gọi là chiến lược kim tự tháp, là một giải pháp để giúp các nhà đầu tư thêm kích thước vị thế khi nắm giữ các lệnh dài hạn. Để tiến hành chiến lược này bạn cần phải đáp ứng các nguyên tắc cũng như có một tinh thần thép. Vậy chiến thuật Pyramid là gì? Cách áp dụng chiến thuật Pyramid như thế nào? Cùng sanforex.club tìm hiểu ngay!
Hệ thống chiến thuật Pyramid
Để hình thành nên một hệ thống chiến thuật Pyramid, cần có các kỹ thuật như kỹ thuật boosting position size profits với mục đích bổ sung vị thế sau khi đã đặt lệnh. Đồng thời, chiến lược giao dịch này sẽ được sử dụng khi thị trường tiến hành một cuộc điều chỉnh theo hướng mà bạn dự đoán với rủi ro thấp.
Nói một cách dễ hiểu, chiến thuật Pyramid dùng để mở rộng kích thước vị thế khi thị trường xuất hiện điều chỉnh xu hướng. Bạn có thể quan sát ví dụ cụ thể dưới đây:
Có nhiều bạn sẽ cảm thấy rất quen thuộc với kỹ thuật này. Bởi lẽ bạn sẽ hình dung đến hành động “trung bình giá” – một kỹ thuật đã tạo nên không ít sự tranh cãi cho các trader. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa hai kỹ thuật này nhé vì chúng hoàn toàn không giống nhau. Cụ thể:
- Kỹ thuật boosting position size profits có nghĩa là mở thêm lệnh khi đang có ưu thế (thị trường đang đi đúng hướng và lệnh mở đầu tiên đầu tiên có thể giúp bạn kiếm tiền).
- Kỹ thuật trung bình giá là mở lệnh khi ta đang bị rơi vào thế bất lợi (thị trường đi sai hướng, lệnh đầu bị thua lỗ, thực hiện trung bình giá với mục đích giảm giá vào lệnh trung bình, mong giá sẽ đổi chiều và khắc phục sự thua lỗ của việc vào lệnh trước đó. Từ đó giúp gia tăng lợi nhuận.
Hướng dẫn tiến hành chiến thuật Pyramid dễ hiểu
Chiến thuật Pyramid là gì?
Như sanforex.club đã nhắc đến ở phần mở đầu, chiến thuật Pyramid hay chiến lược kim tự tháp là một giải pháp gia tăng vị thế trong thị trường Forex rất được ưa chuộng. Việc mở rộng vị thế giúp nhà đầu tư tăng tỷ lệ thành công. Nói một cách khác thì đây là một chiến lược mua hoặc bán để bổ sung vị sau khi thị trường thực hiện một động thái mở rộng xu hướng theo hướng dự tính.
Và với tâm lý trên, chiến thuật Pyramid là hoàn toàn thích hợp vì nó kết hợp cùng các chiến thuật giao dịch khác và giúp tăng lợi nhuận lên gấp hai gấp ba so với lợi nhuận ban đầu. Đồng thời, giảm mức độ rủi ro đầu tư xuống hết mức có thể. Nếu anh em biết cách vận dụng chiến lược kim tự tháp đúng, sẽ hoàn toàn có thể yên tâm không phải lo về phần rủi ro vì rất thấp.
Vậy áp dụng chiến thuật Pyramid khi nào?
- Với hình ảnh ví dụ trên, thể hiện thị trường đang nằm ở xu hướng tăng, hình thành một mức cao hơn và một mức thấp hơn. Đồng thời thị trường liên tục phá vỡ mức kháng cự và sau đó retest lại mức kháng cự đó như là một mức hỗ trợ mới. Đây là điều kiện thị trường lý tưởng để mở rộng vị thế. Đặc biệt có lợi cho những nhà đầu tư giao dịch theo trường phái position trading.
- Lệnh mua ban đầu (Initial buy order) ở ví dụ minh họa ở trên được kích hoạt khi thị trường kiểm tra ngưỡng kháng cự cũ là hỗ trợ mới. Các lệnh mua thứ hai và thứ ba sẽ giống với lệnh đầu tiên, cả hai đều được kích hoạt khi thị trường retest mức kháng cự cũ như là hỗ trợ mới.
- Chú ý rằng giá phải cho thấy sự vượt qua từng cấp và có dấu hiệu nắm giữ để giúp cho việc bổ sung vào vị thế ban đầu. Đây cũng là nguyên nhân tại sao một xu hướng mạnh mẽ là tiêu chí phải có cho một chiến thuật Pyramid hiệu quả.
Tiến hành chiến lược kim tự tháp như thế nào?
Và để đến gần hơn với chiến thuật giao dịch này, chúng ta sẽ đi đến một ví dụ áp dụng Pyramid. Điều giúp cho việc vận dụng chiến thuật Pyramid thành công là luôn duy trì tỷ lệ rủi ro dựa trên lợi nhuận hợp lý. “Hợp lý” là hợp lý như thế nào? Ví dụ tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận lúc này là 1: 2, hay gọi là tỷ lệ 2R. Nếu mong muốn lợi nhuận của nhà đầu tư là 200 pips, mức dừng lỗ phải không được vượt qua 100 pips.
Chúng ta sẽ cùng đi đến một ví dụ khác. Trường hợp chúng ta áp dụng vào lệnh từ từ, đó là position sizing và một chiến lược dừng lỗ đúng thời điểm.
Ví dụ: Sử dụng tài khoản 20.000 USD giả định, chúng ta sẽ mua 40.000 đơn vị (4 lot nhỏ) trên mỗi lần kiểm tra lại mức giá chính. Mong muốn lợi nhuận lúc này cho mỗi vị thế là khác nhau và mức dừng lỗ cho mỗi vị thế mới là 100 pips.
Giả sử thị trường trong hình trên đang trong một xu hướng tăng mạnh, động lực đang có lợi cho người mua. Lệnh mua đầu tiên là 40.000 đơn vị.
- Thị trường thấy pinbar tăng sau khi phá mức kháng cự và retest mức hỗ trợ mới nên mua thêm 40.000 đơn vị (rủi ro 2%).
- Các bạn quyết định thực hiện giao dịch này vì lần này bạn thấy thị trường đang trong xu hướng tăng mạnh.
- Thị trường lúc này tiếp tục phá mức kháng cự thứ hai và tiến hành kiểm tra lại như là một mức hỗ trợ mới.
- Bạn nhìn thấy thị trường đang giao dịch tích cực trên mức hỗ trợ mới, vì vậy bạn quyết định mua thêm 40.000 đơn vị và di chuyển điểm dừng lỗ sau vị thế thứ hai.
- Tiếp tục thị trường lại vượt qua một mức quan trọng và retest nó như là một mức hỗ trợ mới.
- Xu hướng được dự đoán sẽ tiếp tục mạnh lên và bạn quyết định mua thêm 40.000 đơn vị, di chuyển mức dừng lỗ một lần nữa xuống ngay sau vị thế thứ ba.
Sau nhiều lệnh mua, ngay lúc này, bạn đã xây dựng một vị thế với kích thước khá lớn với 120.000 đơn vị. Nhưng bao nhiêu trong số đó sẽ ẩn chứa rủi ro?
Trong thực tế thì sẽ không xảy ra bất kỳ rủi ro nào. Khi bạn thêm vị thế lần ba là 40.000 đơn vị, trường hợp xấu nhất sẽ là bạn nhận được 6% lợi nhuận.
Nếu thị trường đi thêm 200 pips sau khi mua xong lệnh thứ ba 40.000 đơn vị thì liệu có sự thay đổi gì về phần trăm lợi nhuận? Lợi nhuận lúc này có thể lên đến 24%.
Dưới đây sẽ giải thích cho các bạn làm sao để có được lợi nhuận 24%:
Bạn cần chú ý rằng lợi nhuận tiềm năng cho mỗi vị thế thêm vào được gộp trong suốt quá trình giao dịch, còn rủi ro thì liên tục được giảm đi.
Vậy khi áp dụng chiến lược kim tự tháp, tình huống tốt nhất là gì và tình huống xấu nhất là gì?
Thời điểm lệnh mua ban đầu 40.000 đơn vị
- Tình huống xấu nhất: mất 2% ở mức dừng lỗ đầu tiên.
- Tình huống tốt nhất: lợi nhuận 12% khi giá tăng như mong muốn.
Thời điểm lệnh mua thứ hai 40.000 đơn vị
- Tình huống xấu nhất: Hòa vốn (lợi nhuận + 2% từ lệnh thứ nhất và lỗ -2% lệnh khối thứ hai).
- Tình huống tốt nhất: Lợi nhuận 20% (+ 12% từ khối thứ nhất và + 8% từ khối thứ hai).
Thời điểm lệnh mua thứ ba và cuối cùng 40.000 đơn vị
- Tình huống xấu nhất: Lợi nhuận 6% (+ 6% từ khối thứ nhất, + 2% từ khối thứ hai và -2% từ khối thứ ba).
- Tình huống tốt nhất: Lợi nhuận 24% (+ 12% từ khối thứ nhất, + 8% từ khối thứ hai và + 4% từ khối thứ ba).
Từ thông tin trên, bạn đã có thể thấy được tình huống xấu nhất tại bất kỳ thời điểm nào trong giao dịch là thua lỗ 2%. Còn tình huống lợi nhuận tốt nhất là 24%. Bạn thấy đấy, việc áp dụng chiến thuật Pyramid có lợi nhiều hơn có hại và nó được xem là giải pháp giảm thiểu rủi ro hiệu quả nhất.
Ví dụ: biểu đồ giá EUR/USD trong khung thời gian ngày, nắm giữ lệnh theo trường phái position trading trong vòng gần 4 tháng với hai lần bổ sung kích thước vị thế.
- Trong trường hợp sử dụng chiến lược kim tự tháp như trên thì giá ở điểm (1) đáp ứng đủ điều kiện thứ nhất: thị trường trong xu hướng giảm rõ ràng, tạo ra mức cao thấp hơn và mức thấp thấp hơn, thị trường liên tục vượt mức hỗ trợ và sau đó retest mức hỗ trợ đó như là mức kháng cự mới (1.19366). Các điều kiện thị trường lý tưởng này giúp cho việc bổ sung kích thước vị thế đặc biệt là trong giao dịch theo position trading. Với mức tỷ lệ R:R trong tình huống này đã lớn hơn 2R chính vì vậy lệnh mở ban đầu tại điểm (1) đã được kích hoạt.
- Ở điểm (2) giá không thỏa các điều kiện thứ hai nên lúc này ta sẽ không mở lệnh ở điểm (2).
- Tương tự, tại điểm (3) giá thoả mãn điều kiện thứ hai: Lệnh ở điểm (3) giống như lệnh đầu tiên, được kích hoạt khi thị trường retest mức hỗ trợ cũ như là kháng cự mới (1.1607). Với mức R/R trong tình huống này cũng lớn hơn 2R chính vì vậy lệnh bổ sung tại điểm (3) đã được kích hoạt.
Cơ hội và rủi ro khi sử dụng chiến thuật Pyramid
Cơ hội
- Bạn có thể có được nhiều cuộc giao dịch mang lại lợi nhuận hơn khi sử dụng chiến lược giao dịch kim tự tháp.
- Đây là giải pháp giao dịch giúp các trader gia tăng tài sản trong một thời gian ngắn nếu như biết thực hiện chính xác.
- Chỉ cần thực hiện đúng lệnh giao dịch đầu tiên là bạn coi như thành công nửa quãng đường vì các lần giao dịch tiếp theo luôn có các điểm stop loss di chuyển để khoá lợi nhuận.
Rủi ro
- Không phải lúc nào cũng có thể sử dụng chiến thuật Pyramid vì đôi lúc hệ thống giao dịch sẽ đưa ra tín hiệu hoặc xu hướng đổi chiều.
- Một số nhà đầu tư sẽ có xu hướng di chuyển mức stop loss của mình (mở rộng phạm vi dừng lỗ do đó làm tăng mức rủi ro) khi thấy giá đang có xu hướng muốn phá vỡ mức stop loss của mình. Tuy nhiên, không nên làm như vậy. Rủi ro duy nhất của phương pháp này chính là bạn chỉ phải chịu sự thua lỗ của lần giao dịch đầu tiên. Với các giao dịch tiếp theo, khi lệnh dừng lỗ bị ảnh hưởng, tình huống xấu nhất thì traders cũng không bị lỗ hoặc lỗ với mức độ cực thấp.
Vậy là chúng ta đã đi qua thêm một chiếc lược giao dịch hiệu quả trên thị trường Forex. Chiến thuật Pyramid là một chiến thuật sẽ giúp bạn bổ sung vị thế, tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Đặc biệt, chiến lược kim tự tháp còn rất được các nhà đầu tư giao dịch theo phong cách position trading ưa chuộng. Và chúng ta cần một khoảng thời gian tương đối dài để có thể luyện tập và trau dồi thêm kỹ năng cho mình.
Anh em hãy nhớ, không có thành công nào mà không đổ lệ. Kỷ luật và ý chí chính là sức mạnh để anh em có thể đạt được thứ mình muốn. Forexdictionary.com sẽ luôn là cánh tay đắt lực để hỗ trợ các cuộc giao dịch của bạn!
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.