EMA là gì? Đường EMA là một chỉ báo giúp trader đánh giá và phân tích được xu hướng giá trên thị trường giao dịch một cách rõ ràng. Đây được xem là chỉ báo tốt nhất dành cho các trader khi phân tích kỹ thuật trong giao dịch. Để hiểu rõ hơn về đường EMA cũng như cách thức giao dịch forex với chỉ báo EMA, trader hãy tham khảo những thông tin sau đây của Forex Dictionary nhé.

Đường EMA là gì?

EMA có tên đầy đủ là Exponential Moving Average. Ngoài ra, các trader còn gọi thân quen là đường trung bình động hàm mũ. Đây là một dạng đường trung bình động (MA) dựa vào công thức đặt trọng số theo như cấp số nhân phản ứng đáng kể với những thay đổi gần đây của giá, so với SMA (đường trung bình động đơn giản) chỉ sử dụng công thức tính đặt trọng số bằng nhau cho toàn bộ các chu kỳ, giúp cho so với SMA thì EMA làm mượt đường giá hơn.

Giải thích EMA là gì?

Giải thích EMA là gì?

Tín hiệu mà đường EMA cung cấp cho trader là gì?

Cũng giống với những chỉ báo khác, chỉ báo EMA khi di chuyển cũng đồng nghĩa với việc giá bắt đầu di chuyển. Không những thế, bởi vì theo công thức tính, đường EMA sẽ lấy điểm giữa của giá ở quá khứ trước đây, giá này luôn cao hoặc thấp hơn phạm vi giá ở hiện tại trong xu hướng giảm hoặc tăng. Trong đó, giá tăng sẽ có xu hướng đi tìm hỗ trợ của n ngày qua ở mức giá trung bình. Ngược lại, giá khi giảm sẽ xuất hiện xu hướng đi tìm kháng cự của n ngày qua ở mức giá trung bình.

Vì vậy cho nên chỉ báo EMA được coi như là một bộ record có nhiệm vụ ghi nhớ lại những mốc trung bình của n ngày. Chẳng hạn như trong thị trường, bộ nhớ của giá ở dạng ngắn hạn với khoảng thời gian là 9 ngày. Thì khi đó, những giao dịch đã được thực hiện trong khoảng thời gian 9 ngày này sẽ được giá ghi nhớ.

Đường EMA cung cấp tín hiệu giao dịch

Đường EMA cung cấp tín hiệu giao dịch

Do đó, có thể thấy ưu điểm lớn nhất của và quan trọng nhất không thể không nhắc đến của đường trung bình đó chính là sự thể hiện rõ ràng về mặt của xu hướng giá. Điều này có nghĩa là nếu như đường giá không tăng thì đường EMA cũng không thể nào tăng lên hoặc nằm ở phía trên đường giá. Hoặc nếu như giá không giảm thật sự thì nó cũng không thể nào nằm ở phía bên dưới của đường giá. Và tính năng này cũng là điều quan trọng nhất của đường EMA khi cung cấp một xu hướng giá rõ ràng cho trader.

Xu hướng chính của đường EMA đó là tìm kiếm cơ hội giúp trader có thể vào lệnh. Ở một xu hướng tăng, giá vẫn sẽ tiếp tục đạt được một mức cao mới cho nên các đáy và đỉnh cao hơn sẽ luôn được hình thành.

Hình thành đáy và đỉnh cao hơn

Hình thành đáy và đỉnh cao hơn

Nếu như vậy thì khi trader muốn mua chắc chắn sẽ phải mua với giá đắt hơn. Tuy nhiên, mức giá mà trader mua ở n ngày được giao dịch vẫn có thể rẻ hơn so với mức giá được giao dịch trung bình ở trong n ngày qua.

Trong một xu hướng giảm, rõ ràng giá sẽ càng ngày càng giảm. Nguyên nhân là bởi vì các đáy và các đỉnh thấp hơn liên tục được tạo ra (với mục tiêu để bán khống). So với thời điểm xu hướng mới được tạo dựng thì giá trader Sell có khả năng sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, nó vẫn được xem là mức giá tốt nhất so với giá trung bình của n ngày giao dịch nếu như vẫn xảy ra tình trạng giá giảm liên tục.

Như vậy, phải làm sao mới có thể tìm được một điểm mua đẹp? Hay khi đang trong đà tăng giá, để tiếp tục mua cần phải giảm điều chỉnh giảm như thế nào?

Thực tế trong giao dịch, rất nhiều trader có tâm lý tiếc rẻ. Tức là sẽ chỉ mua vào những lúc giá thật rẻ hoặc cũng có thể mua khi giá đang cao tít. Khi thị trường đang đi theo một hướng liên tục tăng hoặc giảm sẽ khiến nhiều trader không biết nên mua ở điểm nào là phù hợp. Ví dụ như trong trường hợp giá liên tục giảm xuống tận đáy, khi vào lệnh ở thời điểm này đôi khi chưa thật sự hiệu quả bởi vì giá vẫn có thể giảm tiếp nữa.

Chính vì vậy, các đường EMA quan trọng sẽ chính là một chỉ báo tốt giúp trader có thể kiếm tìm được điểm vào lệnh hoặc thoát hàng đẹp. Hay nói cách khác, đường trung bình động được xem là một công cụ giúp trader xác định được các điểm “bán rẻ” và điểm “ mua đắt” hơn trong trường hợp giá đang ở một xu hướng thật sự rõ ràng.

Tóm lại, 3 điểm chính thể hiện vai trò của đường EMA chính là:

  • Bởi vì đường EMA di chuyển đi theo xu hướng giá, cho nên nó sẽ trở thành một cản động. Nhờ vào điều này mà trader có thể dựa vào đường EMA để giải quyết một số vấn đề.
  • Trở thành các hỗ trợ, kháng cự động. Những mức cản này trader có thể tận dụng để so sánh với đường hỗ trợ và kháng cự tĩnh hay đường trendline. Từ đó, sẽ dễ dàng tìm kiếm được điểm chốt lời, điểm dừng lỗ và điểm vào lệnh.
  • Xác định được xu hướng của giá.

Công thức tính đường EMA là gì?

So với SMA thì công thức tính của EMA phức tạp và khác hơn nhiều. Có thể thấy SMA đã không thể giải quyết được vấn đề loại bỏ việc giá diễn ra trong suốt một chu kỳ theo dạng dàn tràn. Thì EMA ra đời chỉ tập trung và chú trọng vào giá gần nhất với giá ở hiện tại bằng cách áp dụng nhiều vào giá gần đây nhiều trọng số hơn để giảm độ trễ. Giá gần nhất khi được áp dụng tỷ trọng sẽ phụ thuộc vào số thời kỳ ở đường trung bình.

Khác với SMA thì EMA sẽ có cách tính toán trong một ngày nhất định dựa vào các phép tính EMA cho toàn bộ những ngày trước ngày đó. Chính vì vậy mà trader cần phải có dữ liệu hơn 10 ngày để có thể tính toán EMA chính xác. Đây cũng là câu trả lời cho vấn đề tại sao những đường EMA có chu kỳ ngắn hạn sẽ rất dễ dàng bị phá vỡ và ngược lại các đường EMA có chu kỳ dài sẽ rất khó để phá vỡ.

Như vậy, cách tính đường EMA là gì? Để tính dường EMA, trader cần thực hiện ba bước sau:

  • Bước 1: Tính đường SMA (đường trung bình động đơn giản) dành cho EMA ban đầu. Bởi vì ở một vị trí nào đó, đường EMA sẽ bắt đầu. Cho nên trong phép tính đầu tiên, đường SMA phải được dùng làm đường EMA của chu kỳ trước.
  • Bước 2: Tính trọng số.
  • Bước 3: Tính đường trung bình động dựa theo cấp số nhân dành cho mỗi ngày giữa giá trị của đường EMA hôm nay và ngày ban đầu, sử dụng hệ số, giá và giá trị đường EMA của giai đoạn trước.

Chẳng hạn như sau đây là cách tính EMA đối với đường EMA 10 ngày.

Công thức tính EMA đối với đường EMA 10 ngày

Công thức tính EMA đối với đường EMA 10 ngày

Lưu ý rằng hiện nay có rất nhiều công thức tính EMA khác nhau. Tuy nhiên đôi khi cũng không cần tính bởi vì việc này đã được MT4 và TradingView thực hiện. Do vậy, điều mà trader cần biết đó chính là nắm được sự khác nhau giữa đường SMA và đường EMA là gì để có thể áp dụng hiệu quả khi giao dịch forex.

Hướng dẫn cài đặt chỉ báo EMA trên TradingView và Binance

Như đã chia sẻ, đường EMA trong forex có vai trò rất quan trọng. Để có thể cài đặt EMA dù cho đối với bất kỳ nền tảng nào đi nữa thì đầu tiên trader cần phải đăng ký tài khoản và đăng nhập thành cộng. Sau đây, ForexDictionary sẽ hướng dẫn trader cài đặt chỉ báo EMA trên TradingView và Binance với cách thức đơn giản nhất.

TradingView

Đầu tiên, trader cần đăng ký tài khoản và di chuyển đến chart tại website của TradingView.

Cài đặt EMA trên nền tảng Tradingview

Cài đặt EMA trên nền tảng Tradingview

Như vậy, sau khi đã vào chart, trader cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Ở thanh trên cùng, nhấn chọn vào biểu tượng Fx.
  • Điền “EMA” vào khung tìm kiếm.
  • Sau khi kết quả hiển thị, nhấn chọn vào mục “Đường trung bình lũy thừa”.

Sau khi đã cài đặt chỉ báo xong, chỉ báo sẽ hiển thị ở dưới giá khi trader tắt khung này đi.

Các bước cài đặt chỉ báo EMA trên TradingView

Các bước cài đặt chỉ báo EMA trên TradingView

Binance

Binance hiện nay được biết đến là sàn giao dịch tiền điện tử có quy mô lớn nhất thế giới. Chính vì vậy mà để đăng ký được tài khoản trên Binance là điều vô cùng phức tạp với nhiều bước xác minh danh tính. Do vậy, để có thể đăng ký tài khoản tại Binance, trader hãy theo dõi các hướng dẫn đăng ký tại website sanforex.club nhé.

Đầu tiên, khi đăng nhập thành công vào Binance và vào chart, trader thực hiện theo 3 bước như sau:

  • Nhấn chọn vào biểu tượng có hiện dòng chữ “Chỉ báo kỹ thuật” ở gần khung thời gian.
  • Sau đó điền “EMA” vào khung tìm kiếm.
  • Cuối cùng, nhấn vào “Đường trung bình lũy thừa” sau khi kết quả hiển thị.
Các bước cài đặt chỉ báo EMA trên Binance

Các bước cài đặt chỉ báo EMA trên Binance

So sánh hành vi giá của chỉ báo SMA và chỉ báo EMA

Trong giao dịch forex, đường EMA và SMA luôn là hai loại trung bình động thường xuyên được nhắc đến. Và thông thường, đường EMA được các trader khuyên dùng nhiều hơn bởi vì nó chạy mượt hơn SMA.

Như vậy, “mượt” ở đây mang ý nghĩa gì? Đầu tiên, nếu như trên thị trường bất ngờ gặp một cú sốc thì trader cần xem xét đến cách phản ứng của các đường trung bình động.

Chẳng hạn như hình bên dưới, trước khi có một đà tăng trưởng dài, giá vàng trước đó đều rất “hiền lành” cho nên hai đường SMA và EMA bám vào sát đường giá. Tuy nhiên, khi bắt đầu xu hướng giá tăng, đường EMA phản ứng nhanh chóng với giá hơn. Điều này được thể hiện qua việc nó bám vào sát các cây nến, cho thấy chính EMA đang “đỡ” giá.

Trong lúc đó, giá không cùng nằm về một phía ở các đường SMA mà lật lên lật xuống. Không những thế, đường SMA sẽ di chuyển ra xa khoảng giá hơn nữa khi mà giá ngày càng tăng lên. Thế nhưng ngược lại đường EMA lúc đó vẫn bám quang đường giá. Đồng thời, có thể nhận thấy đường SMA sẽ di chuyển lại gần giữa trung tâm giá khi giá có xu hướng giảm và đi ngang.

Phản ứng của SMA và EMA khi thị trường thay đổi xu hướng giá

Phản ứng của SMA và EMA khi thị trường thay đổi xu hướng giá

Do đó, có thể thấy rằng khi giá thực sự thay đổi để tạo ra một xu hướng mới thì đường SMA sẽ có phản ứng nhanh chóng hơn. Bởi vì khi giá bị rơi vào trạng thái sideway thì đường trung động đơn giản sẽ dễ tiếp cận hơn thông vào công thức tính đơn giản bằng cách cộng giá trong cùng một chu kỳ rồi chia trung bình. Cho nên, trong thị trường sideway, SMA có phản ứng nhanh hơn là vậy. Bên cạnh đó, khi giá có xu hướng đi ngang thì EMA cũng xảy ra các phản ứng chậm hơn.

EMA được coi như ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

EMA được coi như ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Như vậy, dễ dàng nhận ra được sự khác nhau giữa hai đường SMA và EMA thông qua hai điểm này. Trader cần nhìn ra điều này để biết cách sử dụng loại chỉ báo phù hợp trong từng thời điểm đối với từng thị trường.

Chẳng hạn như ở ví dụ trên đây, EMA được xem tương tự như là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Nó không giác gì một cái giá đỡ, giá sẽ tăng khi nó nằm bên trên đường EMA và tương tự sẽ nằm bên dưới nếu giá giảm. Đối với trường hợp đường EMA và giá chạm nhau, các phản ứng khác nhau sẽ xảy ra và đây sẽ là khu vực mà trader cần lưu tâm đến trong quá trình giao dịch forex.

Tìm hiểu sự khác nhau giữa đường EMA và Trendline

Điểm khác và giống nhau giữa Trendline và EMA là gì? Như đã chia sẻ, để có thể xác định được xu hướng giá thị trường thì bên cạnh việc sử dụng được EMA, trader vẫn có thể sử dụng đến đường Trendline.

Tuy nhiên, về bản chất Trendline lại là một cản tỉnh. Tức là khi một đường Trendline được trader kẻ thì nó sẽ “đóng đinh” theo đường giá đó.

Trong khi đó, đường EMA trong forex sẽ có sự di chuyển linh hoạt theo đường giá. Cho nên EMA được gọi là đường cản động. EMA khi so với Trendline sẽ bám vào sát đường giá hơn bởi vì công thức tính của nó được tạo ra từ chính giá cả. Nói một cách chính xác nhất thì đường EMA được chiết ra từ chính giá cả. Vì vậy mà nó thể hiện được rõ xu hướng giá cũng như ôm vào sát giá khi giá nằm trên hoặc nằm dưới chỉ báo EMA.

Hướng dẫn cách thực hiện giao dịch với chỉ báo EMA

Khi giao dịch với chỉ báo EMA, trader sẽ có ba cách cơ bản như sau:

  • Giao dịch đường EMA với đường giá.
  • Giao dịch khi các đường EMA quan trọng giao cắt nhau.
  • Giao dịch đường EMA kết hợp với các công cụ, chỉ báo khác.

Trong các cách này ForexDictionary sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết nhất về cách thức giao dịch thứ 2. Khi xuất hiện sự giao cắt nhau giữa các đường EMA, theo quan điểm của chúng tôi thì đây là một lựa chọn không tốt. Bởi vì như đã chia sẻ, đường EMA được tạo ra bởi chính giá cả. Cho nên đường EMA so với đường giá luôn chậm hơn. Do vậy, khi xảy ra sự giao cắt giữa các đường EMA quan trọng và nếu như trader vào lệnh lúc này luôn thì thật sự giá đã chạy được thêm cả một đoạn nữa rồi.

Từ đây cho thấy phương án này không mang tính khả thi khi áp dụng vào đường EMA. Chính vì vậy, bây giờ ForexDictionary sẽ hướng dẫn trader cách thức thực hiện giao dịch đường EMA với đường giá và các công cụ, chỉ báo khác.

Giao dịch EMA cùng với đường giá

Về nguyên tắc, đây chính là một giao dịch thuận xu hướng:

  • Thực hiện lệnh BUY: Khi giá tăng, tức là giá nằm trên đường EMA.
  • Thực hiện lệnh SELL: Khi giá giảm, tức là giá nằm bên dưới đường EMA.

Như vậy, trader cần phải chờ đợi cho đến khi giá nằm bên trên hẳn đường EMA bởi vì đường EMA sẽ hướng đến mức giá có giá trị gần với mức giá ở thực tại nhất. Cho nên đường EMA và đường giá bám rất sát nhau. Khi nhận thấy giá được điều chỉnh về các vùng gần đường EMA này thì trader lúc này cần tiến hành lệnh bán hoặc mua.

Thông thường, sẽ có ít nhất 2 đường EMA được trader sử dụng đó chính là một đường EMA chậm và một đường EMA nhanh. Cho nên sẽ xuất hiện nhiều trường hợp giá nằm bên dưới đường EMA này nhưng lại nằm bên phía trên của đường EMA kia. Do đó, trader cần chờ đợi trong sự kiên nhẫn bởi bởi vì EMA cũng sẽ luôn bị phá vỡ.

Trong giao dịch, nếu như chỉ  sử dụng đường EMA thì trader cần chờ đợi theo hai bước sau đây:

  • Bước 1: Đợi giá nằm dưới hoặc nằm hoàn toàn bên trên cả hai đường EMA.
  • Bước 2: Chờ phản ứng của giá lên các cùng EMA tối thiểu là hai lần, ở đây chính là giá xuống test EMA. Điều này sẽ không khiến trader bị rơi vào cú lừa của EMA. Khi test nhiều lần mà đường EMA không bị phá vỡ thì xu hướng này sẽ thể hiện rõ ràng là xu hướng giảm hoặc tăng.

Không những thế, khi đợi test ít nhất là hai lần đối với đường EMA thì đây cũng chính là khoảng thời gian để các lệnh bán/mua ở thị trường phân phối lại cũng như phát triển xu hướng mới.

Trader hãy nhớ rằng sẽ không các định nghĩa nào về giá thấp hay giá cao nhé khi thị trường đang di chuyển theo một xu hướng nhé. Khi đường EMA xác định rõ xu hướng hiện tại thì trader có thể giao dịch khi đã cho giá điều chỉnh về lại các vùng gần đường EMA.

Ví dụ về chỉ báo SMA khi giá EURUSD giảm

Ví dụ về chỉ báo SMA khi giá EURUSD giảm

Quan sát hình ví dụ này, có thể thấy dù cho có sử dụng đường EMA nào thì với một xu hướng giảm, tất cả đường EMA này đều sẽ nằm ở phía bên dưới đường giá. Không những thế, đã có nhiều lần đường EMA được test khi giá tiến lên thế nhưng không thành công. Và khi đó, giá của cặp tiền tệ EURUSD vẫn cứ thế giảm.

Để có thể nhận biết được liệu rằng EURUSD đã tới đà giảm hay chưa thì trader cần phải đợi đường EMA và giá chạm nhau ít nhất 2 lần nhưng không bị phá vỡ thành công. Cho nên ở các tình huống này, ngoài việc là một công cụ xác định xu hướng giá, chỉ báo EMA còn cản (động) cung như là một cách giúp trader tìm điểm entry vào lệnh đẹp.

Giao dịch đường EMA cùng với các chỉ báo và công cụ khác

Khi kết hợp EMA cùng với các chỉ báo và công cụ khác trong giao dịch là một cách để trader có thể giảm thiểu tối đa rủi ro. Đường EMA có thể kết hợp linh hoạt với các loại công cụ khác nhau. Thế nhưng, đối với cách thức này thì EMA sẽ hoạt động tương tự như một đường hỗ trợ, kháng cự. Do vậy, khi kết hợp EMA với các chỉ báo động lượng như MACD, Stoch hay RSI thì trader sẽ có được hai thông tin đó là xu hướng đã gần kết thúc chưa (được thông báo bởi các chỉ báo động lượng) và đó là xu hướng gì (được EMA thông bảo)

Trader hãy cùng xem ví dụ sau đây về sự kết hợp giữa EMA và MACD để hiểu rõ hơn nhé.

Giao dịch EMA kết hợp với các công cụ khác

Giao dịch EMA kết hợp với các công cụ khác

Có thể thấy, trong hình này giá có thời điểm chạm lên đến các đường EMA quan trọng và đó cũng là thời điểm đường Signal Line và MACD Line giao cắt nhau. Chắc chắn một điều rằng khi các chỉ báo từ EMA đến MACD đồng thuận với nhau thì EU vẫn sẽ tiếp tục trong đà giảm cũng như không thể tăng bức phá trở lại. Đây là một điều hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Các đường EMA mà trader nên sử dụng?

Trader có thể lựa chọn đường EMA tùy ý sao cho phù hợp với chiến lược giao dịch của riêng mình. Tuy nhiên, để phù hợp và hợp lý nhất, trader cần biết đến một vài nguyên tắc sau khi áp dụng EMA trong giao dịch nhé.

  • Sẽ có 2 đường EMA trong một biểu đồ giá. Bao gồm một đường EMA nhanh và một đường EMA chậm.
  • Đường EMA sẽ dễ dàng bị phá vỡ khi có chu kỳ thấp. Tuy nhiên, so với đường EMA có chu kỳ dài thì chu kỳ ngắn sẽ bám sát vào đường giá hơn.
  • Thông qua công thức, có thể nhận ra rằng để hình thành nên các đường EMA thì đường giá phải được tạo ra trước. Cho nên dù có xảy ra tình huống nào đi nữa thì đường giá cũng sẽ nhanh hơn đường EMA.

Chính vì vậy mà trader có thể sử dụng một đường EMA dài kết hợp với một đường EMA ngắn để xác định xu hướng dễ dàng và chính xác hơn. Không những thế, để tính thuyết phục được gia tăng thêm, trader cần phải lựa chọn đường EMA sao cho chúng bám sát vào đường giá nhất nhưng lại không dễ bị phá vỡ vì quá ngắn.

Sử dụng hai đường chỉ báo SMA trên một biểu đồ

Sử dụng hai đường chỉ báo SMA trên một biểu đồ

Để đáp ứng các nguyên tắc, các trader thường xuyên sử dụng đến các đường EMA sau đây:

  • EMA 9/ EMA 10: Hai đường EMA này sẽ được sử dụng nhiều cho các giao dịch trong ngắn hạn.
  • EMA 34/ EMA 89: Theo như lý thuyết sóng Elliott, hai đường này sẽ báo vào các con sóng chủ.
  • EMA 20, EMA 50 và EMA 200: Các đường EMA này bám khá sát vào các phiên giao dịch. Trong đó, EMA 200 sẽ dành cho các giao dịch dài hạn với 200 ngày trong 1 năm, tiếp đến EMA 50 sẽ là các giao dịch trong trung hạn (theo mùa) và EMA 20 sẽ là ngắn hạn (theo tháng). Không những thế, nếu như giao dịch trong một năm thì trader cũng có thể sử dụng đường EMA 250.
  • EMA 100: Đây là đường EMA được lựa chọn khá nhiều bởi vì số tròn được coi như là cản tâm lý.

Một vài lưu ý về đường EMA khi sử dụng

  • Đường EMA được hình thành bằng cách tính theo các dữ liệu lịch sử và không bao gồm các yếu tố mang tính dự báo. Chính vì vậy mà hiệu quả mà EMA mang lại khi sử dụng trong giao dịch rất khó đoán. Đôi khi thị trường sẽ có những thời kỳ chuyển động theo nguyên lý về các tín hiệu giao dịch hoặc các điểm hỗ trợ, kháng cự. Nhưng cũng có đôi khi thị trường không tuân thủ theo nguyên tắc này.
  • Ở thời điểm này, đường EMA có thể chính xác nhưng vẫn sẽ bị nhiễu, bị ảnh hưởng ở thời điểm khác. Tương tự, có thể ở cặp giao dịch này là đúng nhưng đối với cặp giao dịch khác lại bị nhiễu.
  • Trong thị trường thể hiện một xu hướng rõ ràng, EMA hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên, đối với thị trường sideways thì ngược lại.
  • Trader nên sử dụng các đường EMA ngắn hạn trong trường hợp giá pump mạnh nhằm tìm được điểm hợp lý để vào lệnh và hạn chế gặp phải trường hợp chờ đợi mua nhưng giá lại không về.
  • Trên cùng một biểu đồ, không nên sử dụng nhiều đường EMA khác nhau để không bị rối khiến trader không biết lựa chọn tín hiệu nào để thực hiện giao dịch.
Chia sẻ các lưu ý nổi bật khi sử dụng chỉ báo EMA

Chia sẻ các lưu ý nổi bật khi sử dụng chỉ báo EMA

Tổng kết đánh giá ưu điểm và nhược điểm của chỉ báo EMA

Ưu điểm

Có thể thấy khi so sánh với những chỉ báo khác thì ưu thế vẫn thuộc về đường EMA. Trader có thể xem qua một vài ưu điểm nổi bật không thể bỏ qua của đường EMA sau đây:

  • EMA luôn cập nhật dữ liệu kịp thời, nhanh chóng và có độ chính xác cao.
  • Các dữ liệu cũ luôn được ghi nhớ chính xác.
  • Thông qua tốc độ của các đường EMA trong forex, trạng thái của giao dịch luôn được thể hiện rõ ràng.
  • Với một thị trường đầy biến động như forex thì sử dụng chỉ báo EMA là lựa chọn lý tưởng bởi vì chỉ báo EMA luôn kịp thời thích ứng được với những biến động giá khó đoán của thị trường.
  • Việc đặt trọng lượng cho mọi mức biến động sẽ bị hạn chế hơn so với đường trung bình động đơn giản.

Nhược điểm

Đối với những trader nắm rõ về EMA thì chắc hẳn vẫn sẽ biết đến nhược điểm của chỉ báo này. Bởi vì EMA có sự thích ứng với các biến động giá rất nhanh cho nên nó dễ bị các bẫy tín hiệu giả đánh lừa và làm sai lệch đường đi. Do đó, trader cần phải sử dụng kết hợp EMA với một số phân tích khác.

Ngoài ra, thay vì ngắn hạn thì trader chỉ nên sử dụng EMA để phân tích cho các giao dịch dài và trung hạn. Bởi vì với khoảng thời gian dài thì đường EMA cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi các tính hiệu sai lệch phát ra. Tuy nhiên, trader cũng phải chấp nhận gia tăng rủi ro khi thời gian giao dịch tăng lên.

Bài viết sau là những chia sẻ của ForexDictionary về EMA là gì chi tiết nhất. Hy vọng qua những thông tin thú vị này, trader sẽ nắm rõ được sự quan trọng khi sử dụng EMA trong giao dịch cũng như áp dụng chỉ báo EMA thành công các cuộc giao dịch của mình nhé. Nếu như có đam mê về forex và muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về các chỉ báo phân tích kỹ thuật, trader hãy ghé thăm website sanforex.club nhé.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan