FED là gì? Đây là một thuật ngữ vô cùng quan trọng khi muốn tìm hiểu về những điều liên quan đến lĩnh vực tài chính. FED được biết đến là một cơ quan tiền tệ có ảnh hưởng lớn đối với thị trường tài chính thế giới. Với thời gian thành lập và hoạt động lâu năm, tổ chức tài chính FED đã nhìn thấy và trải qua những biến động của nền kinh tế toàn cầu. FED được giới tài chính xem là một “cỗ máy in tiền của nước Mỹ”. Vậy, bản chất của FED ra sao? FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào? Cùng sanforex.club tìm hiểu ngay nhé!

FED là gì?

FED hay Federal Reserve Board – Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ. Đây là cơ quan tài chính nắm giữ quyền lực lớn nhất nhất thế giới. FED nắm toàn quyền đưa ra các chính sách tiền tệ, điều chỉnh, thực thi và kiểm soát chúng mà không phải chịu sự tác động của chính phủ Mỹ.

Có thể nói FED hoạt động một cách độc lập mà không chịu sự kiểm soát bởi bất cứ tổ chức nào. FED gần như “giữ quyền sinh quyền sát” trong thị trường tài chính. Bên cạnh đó dựa vào những quyết sách điều chỉnh lãi suất, đổ tiền vào thị trường này.

Tìm hiểu FED là gì? Federal Reserve Board có tác động như thế nào đối với nền kinh tế thế giới?

Tìm hiểu FED là gì? Federal Reserve Board có tác động như thế nào đối với nền kinh tế thế giới?

Nguồn gốc ra đời của FED – Federal Reserve Board

Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của FED – Một trong những cơ quan tài chính lớn nhất thế giới hiện nay.

Hình ảnh cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ thành lập vào năm 1913

Hình ảnh cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ thành lập vào năm 1913

Vào năm 1791, Alexander Hamilton – người đại diện của gia tộc Rothschild đã đưa ra đề xuất tạo ra BUS1 thông qua quốc hội. BUS1 được thành lập với mục đích xử lý các vấn đề về tài chính. Năm 1791 – 1812, BUS1 chính thức hoạt động thông qua sự phê duyệt của tổng thống Washington.

Đến năm 1812, chiến tranh diễn ra ở Hoa Kỳ nhằm chống lại Anh vô cùng quyết liệt. Lúc này, kinh tế Mỹ đã có những chuyển biến khó khăn. Chính phủ dường như không thể trả hết số nợ đến từ chi phí bỏ ra cho quân sự. Với tình hình này, Tổng thống Hoa Kỳ đã ký sắc lệnh thông qua BUS2 kèm thời hạn là 20 năm. Cùng thời điểm này, nội chiến xảy ra liên tục khiến cho hệ thống ngân hàng Trung ương của Hoa Kỳ khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Vào năm 1907, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu triển khai các cuộc cải cách quy mô lớn cho ngành ngân hàng. Đến ngày 23/12/1913, “Đạo luật Dự trữ Liên bang” được tổng thống Wilson phê duyệt quyết định thành lập Cục dự trữ Liên bang FED.

Vai trò quan trọng của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ FED là gì?

FED ra đời đánh dấu những bước ngoặt đổi mới tích cực cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Giúp đất nước này trở thành cường quốc hàng đầu. FED đã cho thấy được tầm quan trọng của mình trong những cuộc những cuộc khủng hoảng tài chính. Đầu tiên là cuộc khủng hoảng vào năm 1907.

FED có vai trò trong việc điều phối tiền tệ

FED có vai trò trong việc điều phối tiền tệ

Quốc hội hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã đưa ra 3 mục tiêu quan trọng dành cho FED. Thứ nhất là tạo việc làm nhiều nhất có thể, giữ ổn định và điều chỉnh lãi suất đồng USD. Kiến thức này cần phải nắm rõ khi bạn muốn hiểu hết về FED.

Trong vòng hai thập kỷ trở lại, chức năng của FED lại càng lớn hơn. Vào năm 2009, cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ đã làm rất tốt trong việc giám sát, điều khiển hệ thống ngân hàng. Tất cả đã đóng một phần không nhỏ trong việc giữ vững và ổn định tài chính Hoa Kỳ. Từ đó mà nền kinh tế đất nước này đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng một cách ngoạn mục.

Bản chất hoạt động độc lập của cơ quan tài chính – FED

Bản chất của FED chính là hoạt động độc lập. Và đây cũng chính là một điều cần phải biết khi tìm hiểu về FED. Hiện nay, những ngân hàng Trung ương Anh trên thế giới thường được xây dựng dựa trên 3 mô hình. Cụ thể là ngân hàng TW độc lập với chính phủ, ngân hàng TW trực thuộc chính phủ và ngân hàng TW trực thuộc bộ tài chính.

FED hiện đang nằm ở nhóm ngân hàng Trung ương độc lập cấp độ 1

FED hiện đang nằm ở nhóm ngân hàng Trung ương độc lập cấp độ 1

Một sự thất đó là ngân hàng TW chỉ hoạt động hiệu quả khi không chịu sự kiểm soát và quản lý quá mức của các cơ quan chính trị. Điều này cũng làm cho các chính sách điều tiết tiền tệ phản ánh đúng tình hình thực tế. Các chính sách này còn có tác động đến nền kinh tế của một đất nước.

Cách thức hoạt động độc lập của những ngân hàng TW được chia thành 4 cấp độ. Cụ thể đó là:

  • Cấp độ độc lập 1: Độc lập trong giai đoạn đưa ra mục tiêu hoạt động.
  • Cấp độ độc lập 2: Độc lập trong giai đoạn tự chủ để đưa ra các phương hướng hoạt động.
  • Cấp độ độc lập 3: Độc lập trong quá trình sử dụng các công cụ để điều tiết.
  • Cấp độ độc lập 4: Độc lập nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế.

Và FED là một trong những ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng Trung ương độc lập theo cấp độ 1. Những ngân hàng này có khả năng độc lập trong việc đưa ra các mục tiêu và phương hướng hoạt động. Đến đây, khi nhắc đến FED, bạn có thể trả lời rằng đây là cơ quan điều tiết tiền tệ độc lập của Hoa Kỳ.

Tìm hiểu 3 cấp độ độc lập của FED

Trước tiên cùng nhắc lại FED là gì? – Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ FED với bản chất hoạt động độc lập về chính sách, tài chính và nhân sự.

Độc lập về chính sách

FED được phép toàn quyền trong việc đưa ra các chính sách tiền tệ và triển khai chúng mà không nhất thiết phải thông qua tổng tư lệnh (tổng thống). Bên cạnh đó, cá nhân hay đội ngũ nào của chính phủ cũng không được xen vào chính sách của FED.

FED tự chủ về mặt chính sách

FED tự chủ về mặt chính sách

Bên cạnh đó, FED còn độc lập trong việc sử dụng công cụ điều tiết bao gồm lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc,.. Những nội dung này của FED với mục đích ổn định tiền tệ, hỗ trợ tạo việc làm, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và vững mạnh.

Độc lập về tài chính

FED hoạt động với cái tên là Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ thế nhưng FED lại tự chủ về mặt tài chính mà không phụ thuộc vào ngân sách của Quốc Hội Hoa Kỳ. FED là một cơ quan tự chủ về ngân sách và thu nhập từ chính tài sản của mình.

Tổ chức tài chính FED hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính

Tổ chức tài chính FED hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính

Về phía chính phủ sẽ nhận được khoản lợi nhuận tính theo phần trăm cổ tức lên đến 6%. Có thể nói chính phủ Hoa Kỳ là bên nhận lợi nhiều nhất khi FED vận hành. Từ năm 2010 đến hiện tại, FED thu lời lên đến 82 tỷ USD và 79 tỷ USD. Và toàn bộ được chuyển vào kho bạc nhà nước. Bạn có thể thấy FED có cách kiếm tiền cực kỳ tuyệt vời. Có thể nói, FED sở hữu khả năng hoạt động tốt và thu về nguồn lợi khổng lồ mà các tổ chức khác ao ước.

Độc lập về nhân sự

Toàn bộ thành viên của hội đồng quản trị FED sẽ có nhiệm kỳ làm việc là 14 năm, tối thiểu đã trải qua 2 nhiệm kỳ tổng thống. Và chỉ có tổng thống mới có quyền phế truất một thành viên trong hội đồng này.

Jerome Powell – người có chức vị cao nhất của FED từ năm 2017 đến hiện tại

Jerome Powell – người có chức vị cao nhất của FED từ năm 2017 đến hiện tại

Trên đây là hình ảnh của người đứng đầu Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ – ông Jerome Powell. Vào tháng 11 năm 2017, ông đã được đề cử bởi tổng thống Donald Trump.

Chủ tịch của FED sẽ là đại diện cho hội đồng thống đốc. Với thời điểm mỗi năm 2 lần, chủ tịch có trách nhiệm trả lời chất vấn của Nghị viện Hoa Kỳ.

Chủ tịch FED ngoài chịu trách nhiệm điều khiển các cuộc họp, đề ra các chương trình nghị sự, còn lại đều giống như chức năng của 6 vị thống đốc còn lại. Tất cả các quyết định của FED đều theo nguyên tắc đồng thuận, tuân thủ theo pháp luật.

Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động FED hiện nay

Bạn đã được sanforex.club đề cập về FED là gì? Bản chất của FED? Tiếp theo chúng ta sẽ đến gần hơn với cơ cấu tổ chức hoạt động của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Cụ thể sẽ có 4 cấp quản lý. Đó là:

  • Hội đồng thống đốc bởi chính tổng thống đề cử và do Thượng viện phê duyệt.
  • Ủy ban chuyên trách thị trường mở liên bang (FOMC).
  • Hệ thống 12 ngân hàng phân bố ở những thành phố lớn đại diện cho trụ sở của FED.
  • Hệ thống ngân hàng thành viên.

Quyền hạn và pháp lý của FED

Mỗi một bộ phận trong bộ máy tổ chức của FED có trách nhiệm về pháp lý và quyền hạn không giống nhau. Khi đi qua chi tiết hơn về tổ chức tài chính FED, bạn cần biết về quyền hạn về tính pháp lý cụ thể.

Hội đồng thống đốc

Hội đồng thống đốc gồm có 7 thành viên với thời gian hoạt động là 14 năm

Hội đồng thống đốc gồm có 7 thành viên với thời gian hoạt động là 14 năm

Đây được xem là bộ phận nòng cốt của FED khi chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của toàn bộ hệ thống. Hội đồng thống đốc gồm tất cả 7 thành viên quan trọng được đề cử bởi chính tổng thống và phải được phê duyệt bởi Thượng viện.

Với nhiệm kỳ trong vòng 4, sau khi hết thời gian này, 7 thành viên sẽ phải nhường lại chiếc ghế cho một thành viên khác hoặc bị phế suốt đời tổng thống. Tuyệt đối không có bất cứ thành viên nào được hoạt động tại FED từ 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

Hội đồng thống đốc hoàn toàn không liên quan đến chính phủ Liên bang và tất nhiên không nhận được khoản tài trợ nào từ chính phủ. Các thành viên đều có quyền lực riêng, họ không cần phải làm theo yêu cầu của bất kỳ cơ quan hành pháp hay lập pháp nào.

Những thành viên thuộc hội đồng thống đốc cần lên kế hoạch xây dựng và đưa ra chính sách tiền tệ cùng triển khai chúng. Bên cạnh đó, 7 thành viên còn có nhiệm vụ quan trọng là theo dõi hoạt động của 12 ngân hàng tại 12 thành phố khác nhau.

FOMC – Ủy ban thị trường mở liên bang

Theo sau đó với FED là gì, là FOMC – Đây là cơ quan có chức năng tạo lập chính sách tiền tệ cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Đứng đầu cơ quan sẽ có 7 thống đốc và 5 chủ tịch là đại diện của 5 ngân hàng dự trữ liên bang. FOMC đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định triển khai các chính sách liên quan trực tiếp đến nền kinh tế trong nước.

Hằng này đều sẽ có 8 phiên họp được tổ chức để thống nhất về việc tăng hay giảm lãi suất, nguồn tiền tệ. Những quyết định được đề ra sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng, doanh nghiệp và người tiêu dùng của đất nước này.

Hệ thống ngân hàng dự trữ liên bang

Gồm tất cả 12 ngân hàng được đặt ở 12 thành phố lớn ở Hoa Kỳ. Mỗi ngân hàng sẽ lưu trữ một số lượng cổ phần không nhằm mục đích chuyển nhượng.

Hình ảnh phân bố rải rác của 12 ngân hàng dự trữ Liên bang tại 12 thành phố khác nhau của Hoa Kỳ

Hình ảnh phân bố rải rác của 12 ngân hàng dự trữ Liên bang tại 12 thành phố khác nhau của Hoa Kỳ

12 ngân hàng dự trữ Liên bang này không được gọi là công cụ của chính phủ Liên bang dựa theo quy định của tòa án tối cao Hoa Kỳ. Tức là mọi hoạt động đều sẽ dựa trên bản chất độc lập, hình thức sở hữu tư nhân. Mỗi một ngân hàng sẽ có luật hoạt động riêng biệt.

Khi điều tiết dòng tiền ra thị trường, FED cần được thông qua bởi 12 ngân hàng dự trữ Liên bang này. Bởi những ngân hàng này có trách nhiệm phân phối tiền ra bên ngoài.

Chức năng và nhiệm vụ của FED là gì?

Kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua giai đoạn trầm tư khi rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Nguyên nhân phần lớn là do chưa có cơ quan điều phối tiền tệ xuất sắc. Vào thời gian năm 1907, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sụt giảm tối đa 50%, lúc này công dân Hoa Kỳ đổ xô rút tiền khỏi ngân hàng. Lúc này, chính phủ Hoa Kỳ chỉ có thể đứng nhìn mà tuyệt nhiên không thể làm gì.

Sự ra đời của FED cho thấy được tầm quan trọng của một cơ quan điều tiết tiền tệ

Sự ra đời của FED cho thấy được tầm quan trọng của một cơ quan điều tiết tiền tệ

Nhiều người sẽ thắc mắc giai đoạn sau khi tiền được gửi vào ngân hàng sẽ được sử dụng như thế nào? Nói một cách dễ hiểu, tiền chúng ta sẽ được các ngân hàng tái đầu tư cho vay.

Các ngân hàng bắt buộc phải có quy định về tỷ lệ dự trữ tiền trong trường hợp khách hàng rút hết vẫn có thể duy trì trạng thái hoạt động. Đây cũng là lúc mà FED có thể chứng minh được tầm quan trọng của tổ chức trong việc điều tiết. Có thể nói cơ quan này là người cho vay cuối cùng.

Với hoàn cảnh này, hội đồng thống đốc của FED sẽ tiến hành triển khai 4 nhiệm vụ chính. Cụ thể:

  • Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động vào các hoạt động tín dụng. Với mục đích tạo ra việc làm, kiểm soát giá và tạo sự cân bằng lãi suất dài hạn.
  • Theo dõi mọi hành động của các ngân hàng với mong muốn giữ ổn định hoạt động của hệ thống tài chính. Điều này đảm bảo được quyền lợi của khách hàng.
  • Thực hiện điều phối giữ sự cân bằng cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Tránh rủi ro ở mức cao nhất cho nền kinh tế tài chính của đất nước.
  • Đưa ra các dịch vụ cho mọi tổ chức, trong đó có cả chính phủ Hoa Kỳ. Chịu trách nhiệm điều khiển tốt mạng lưới chi trả đất nước.

Lãi suất FED là gì? FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào?

Tiếp tục đến một thắc mắc to lớn đối với những bạn tìm hiểu FED là gì. Đó là thông tin liên quan đến lãi suất FED. Với mỗi giai đoạn mà FED tăng lãi suất lại là một sự thấp thỏm cho giới tài chính toàn thế giới.

Khi nền kinh tế phát triển, FED có xu hướng tăng lãi suất

Khi nền kinh tế phát triển, FED có xu hướng tăng lãi suất

Dựa vào tình hình thực tế của nền kinh tế tăng hay giảm, FED sẽ điều chỉnh lãi suất một cách hợp lý. Điển hình khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, FED sẽ nâng lãi suất lên. Thế nhưng không thể nói rằng việc tăng lãi suất FED là do tác động của sự thay đổi nền kinh tế toàn cầu.

Lãi suất FED có tăng hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Có thể kể đến là:

  • Nền kinh tế tăng trưởng nóng: Với tình hình nền kinh tế tăng trưởng nhanh, lãi suất FED tăng không đủ để làm cho nền kinh tế suy giảm. Việc này chỉ được triển khai để chuẩn bị cho việc lãi suất có thể giảm trong trường hợp nền kinh tế có thể suy thoái bất cứ lúc nào.
  • Lãi suất hiện tại còn thấp: Ta có lãi suất thực tế bằng lãi suất công bố trừ đi tỷ lệ lạm phát. Nếu lãi suất đang thấp, FED sẽ có thể tăng mức lãi lên để tránh những vấn đề không đáng có.
  • FOMC với nguyện vọng tăng lãi suất hơn mức trung bình: Lãi suất trong những năm nay đang đi theo hướng giảm dần theo nhận định của các chuyên gia kinh tế. Với tình hình này, FOMC có nguyện vọng đẩy lãi suất trên mức trung bình.
  • Tránh tình trạng lạm dụng cho vay: Tăng lãi suất FED là một giải pháp để hạn chế tình trạng cho vay quá nhiều. Bên cạnh đó còn tránh tình hình bong bóng của thị trường bất động sản.

Khi đã hiểu rõ về FED là gì, lãi suất FED và việc FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc đầu tư tài chính. Bởi lẽ mọi động thái của FED sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với thị trường chứng khoán, giá và những loại hình đầu tư khác.

Nguyên nhân vì sao mà FED lại có tầm ảnh hưởng đối với nền kinh tế thế giới?

Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Hoa Kỳ trở thành cường quốc đầu tiên trên thế giới sở hữu tỷ lệ dự trữ vàng (chiếm 3/4 tỷ lệ dự trữ vàng toàn cầu). Vậy nếu một trong những nước liên minh Châu Âu gặp trở ngại trong hai thế chiến thì Hoa Kỳ chính là đất nước có lợi nhất.

Bản chất của FED đã cho thấy được tầm quan trọng của cơ quan này

Bản chất của FED đã cho thấy được tầm quan trọng của cơ quan này

Hoa Kỳ nắm giữ một nguồn tài nguyên thiên nhiên, chính sách thu hút nhân lực, chính sách cải cách nền kinh tế sâu rộng,.. đất nước này đã trở thành cường quốc số 1 của thế giới chỉ trong thời gian ngắn. Điều này giúp đồng USD là đồng tiền giá trị nhất hiện nay.

Hiện nay, USD vẫn là đồng tiền quyền lực nhất và giữ vị trí là đồng tiền chung trong hệ thống vận hành thương mại toàn thế giới. Đồng USD còn được dùng để định giá rất nhiều loại tài sản khác nhau.

FED còn có chức năng như ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ. Toàn bộ chính sách của FED còn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế Hoa Kỳ và đồng USD. Cho nên mọi hoạt động của FED đều được cả thế giới quan tâm và để ý đến.

Công nhận rằng FED không những nắm cán trong tay với nền kinh tế Hoa Kỳ mà còn có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với nền kinh tế thế giới.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của FED

Các công cụ điều khiển hoạt động tiền tệ của FED

Các công cụ điều khiển hoạt động tiền tệ của FED

Điều chỉnh lãi suất: (Interest rate)

Các loại lãi suất

  • Lãi suất chiết khấu (Discount Rate): Đây là lãi suất mà FED sẽ cho những ngân hàng thương mại vay. Khi lãi suất FED tăng, ngân hàng thương mãi sẽ có động thái vay ít hơn, lượng cầu giảm làm cho tỷ lệ lạm phát giảm. Tương tự ngược lại, nếu giảm lãi suất FED giảm thì các ngân hàng thương mại vay nhiều hơn, doanh nghiệp sẽ có thể vay vốn đầu tư nhiều, làm cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên cũng sẽ đi kèm với lạm phát cao.
  • Lãi suất quỹ liên bang (FED Funds Rate – FFR): Đây là loại lãi suất có cách vay giống với lãi suất liên ngân hàng. Nói một cách dễ hiểu là các ngân hàng cho vay lẫn nhau. Tỷ lệ FFR sẽ được thống nhất bởi những ngân hàng này. FED được phép dùng nghiệp vụ thị trường mở để thao tác các hoạt động ảnh hưởng đến lượng cung tiền. Điều này giúp cho tỷ lệ FFR đi đúng hướng lãi suất mục tiêu.

Tại sao lãi suất FED tăng?

Như đã đề cập, USD là đồng có tiền chủ chốt trên thị trường tài chính thế giới hiện nay. Điều này làm cho mọi chính sách của FED đều có tác động đến giá nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Vậy tại sao lãi suất FED lại tăng?

  • Nền kinh tế tăng trưởng mạnh: Nếu lãi suất thấp trong khi nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng một cách ngoạn mục sẽ xảy ra các vấn đề khác nhau. Việc tăng lãi suất FED sẽ giúp điều tiết nền kinh tế ổn định hơn.
  • Mức lãi suất đang được sử dụng cho nền kinh tế hiện tại vẫn thấp. Ta có lãi suất thực (lãi suất thực tế) = (Lãi suất công bố) – (Lạm phát). Ví dụ như lạm phát đang nằm ở tỷ lệ 2% thì lãi suất đưa ra trên thị trường là 2.25%, lãi suất thực nhận được chỉ có 0.25%. Một số lý do khác chúng ta đã tìm hiểu ở bên trên.

Mua vào và bán ra trái phiếu chính phủ (OMO – Open Market Operations)

OMO – một công cụ có lợi cho FED khi giúp cơ quan này quản lý và theo dõi kết quả của những chính sách được đưa ra. Việc mua và bán trái phiếu chính phủ giúp một lượng tiền lưu thông trên thị trường tăng mạnh. Việc này làm lãi suất giảm đi vì nhu cầu vay tiền ít đi.

Điều này cũng tương tự với việc kích thích sự chi tiêu và vay vốn ngân hàng. Trường hợp ngược lại nếu FED bán trái phiếu chính phủ sẽ khiến dòng tiền thị trường giảm. Lãi suất từ đây sẽ cao hơn và làm cho nền kinh tế đi vào trạng thái suy thoái dần.

Quy định lượng tiền mặt dự trữ: (Reserve requirements)

FED đóng vai trò quản lý rất nhiều ngân hàng cấp dưới tại nhiều nơi khác nhau trên đất Hoa Kỳ. Chính vì điều này mà khi một chính sách, chỉ thị nào được đưa ra liên quan đến khối lượng tiền mặt dự trữ, các ngân hàng sẽ phải tìm hướng thay đổi khối lượng như yêu cầu. Ví dụ, khi khối lượng thị trường được FED cho rằng đang lớn mạnh thì ngân hàng phải tìm cách làm sao cho sự vay vốn giảm thiểu, việc lãi suất FED tăng sẽ làm cho việc vay mượn giảm đi nhiều lần.

Việc tìm hiểu FED là gì? Bản chất của FED cùng với việc nếu FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế thế giới sẽ giúp cho bạn có cái nhìn khái quát hơn về thị trường tài chính cũng như dễ dàng khi đầu tư. Cùng sanforex.club tìm hiểu thêm một số thuật ngữ khác để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nhé!

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan