Khái niệm Forward Contract là gì? Tất cả sẽ được chúng tôi giới thiệu trong bài viết, đồng thời tập trung vào các lợi ích của việc sử dụng hợp đồng chuyển tiếp và tầm quan trọng của nó trong quá trình đầu tư. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Forward Contract và cách hợp đồng này bảo vệ trader khỏi các rủi ro và tối ưu hóa tài chính.

Forward Contract là gì?

Forward Contract tạm dịch là hợp đồng kỳ hạn – một dạng chứng khoán phái sinh, trong đó hai bên đồng ý mua hoặc bán một tài sản cụ thể vào một thời điểm sau này với giá cả đã đồng ý trước đó (Forward Price). Điểm quan trọng của Forward Contract là nó cho phép các bên có khả năng bảo vệ mình khỏi rủi ro biến động giá trong tương lai.

Hợp đồng kỳ hạn khác với hợp đồng giao ngay (Spot Contract) – loại hợp đồng mà tài sản được trao đổi trong thời gian rất ngắn, thường là 2 ngày sau khi ký kết (T+2). Trong khi đó, hợp đồng kỳ hạn có thời điểm giao dịch xa hơn. Nếu giá kỳ hạn cao hơn giá giao ngay, ta gọi là “khoản thặng dư (Forward Premium)”. Trái lại, giá kỳ hạn bé hơn giá giao ngay tương ứng với thuật ngữ “khoản chiết khấu (Forward Discount)”.

Nhờ vào hợp đồng kỳ hạn, các bên có thể dự trù giá cả và giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch

Nhờ vào hợp đồng kỳ hạn, các bên có thể dự trù giá cả và giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch

Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng để đầu cơ hoặc bảo vệ khỏi rủi ro giá cả và lãi suất trong tương lai. Nó giúp người tham gia tránh ảnh hưởng tiêu cực của biến động giá cả hay lãi suất đối với tài sản của họ.

Phân loại Forward Contract

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết từng loại hợp đồng kỳ hạn:

  • Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu (Equity Forward Contract) có cổ phiếu là tài sản cơ sở, cho phép các bên thỏa thuận mua/bán cổ phiếu vào một thời điểm tương lai với giá đã đồng ý trước.
  • Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu (Forward Contract On Bond) sử dụng trái phiếu là tài sản cơ sở. Hai bên thỏa thuận mua hoặc bán trái phiếu vào một thời điểm tương lai với giá cố định.
  • Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa (Commodity Forward) liên quan đến các tài sản có giá trị thực, chẳng hạn như ngũ cốc, cao su, dầu thô, cà phê và nhiều mặt hàng khác. Các bên thỏa thuận mua hoặc bán hàng hóa vào tương lai với giá đã đồng ý từ trước.
  • Hợp đồng giao dịch tiền tệ kỳ hạn (Currency Forward Contract) yêu cầu hai bên cam kết mua hoặc bán một số lượng tiền tệ theo một tỷ giá đã xác định trước, vào một thời điểm cụ thể trong tương lai.
  • Hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA – Forward Rate Agreement) là thỏa thuận giữa hai bên, trong đó họ đồng ý trả lãi suất với nhau vào một ngày cụ thể trong thời gian tới.
  • Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch (Non-deliverable Forward – NDF) là loại hợp đồng mà việc thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt thay vì giao nhận tài sản gốc.

Ở Việt Nam, Forward Contract Forex được sử dụng rộng rãi nhất. Các ngân hàng thương mại, công ty xuất nhập khẩu và tổ chức đầu tư tài chính tham gia hợp đồng này để bảo vệ mình khỏi rủi ro tỷ giá.

Một vài quy định về hợp đồng kỳ hạn ngoại hối

Để hiểu rõ hơn về hợp đồng kỳ hạn là gì, đặc biệt là hợp đồng kỳ hạn ngoại hối thì trader cần hiểu đây là một thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một lượng tiền tệ với một giá đã đồng ý từ trước, và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm cụ thể trong tương lai. Tài sản cơ sở của loại hợp đồng này là tiền tệ, và giá kỳ hạn là tỷ giá giữa hai đồng tiền. Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được áp dụng vào ngày hợp đồng kết thúc hoặc đáo hạn.

Dạng hợp đồng này cũng giống với các loại hợp đồng kỳ hạn khác, giá kỳ hạn do hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, trong hợp đồng kỳ hạn ngoại hối, tỷ giá kỳ hạn phải nằm trong giới hạn của tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng nhà nước tại thời điểm ký kết hợp đồng. Tại Việt Nam, tỷ giá kỳ hạn thường được các ngân hàng thương mại xác định dựa vào tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Cách xác định tỷ giá kỳ hạn

Công thức xác định tỷ giá kỳ hạn là: F0 = S0 (1 + rd) / (1 + ry)

Trong đó:

  • F0 là tỷ giá kỳ hạn.
  • S0 là tỷ giá giao ngay.
  • rd là lãi suất của đồng tiền định giá.
  • ry là lãi suất của đồng tiền yết giá.

Công thức này dựa trên lý thuyết tương đương lãi suất (Interest Rate Parity – IRP), có nghĩa là chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia bằng với chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay. Việc chứng minh công thức này không quá phức tạp, và nó giúp các nhà đầu tư tính toán tỷ giá kỳ hạn dựa trên thông tin về lãi suất và tỷ giá giao ngay của các đồng tiền tương ứng. Nếu quan tâm, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trong các tài liệu về thị trường tài chính.

Giả sử công ty xuất nhập khẩu A cần 500,000 USD để nhập khẩu hàng vào tháng tới. Để đề phòng rủi ro tỷ giá tăng lên, công ty A ký hợp đồng kỳ hạn ngoại hối với ngân hàng B. Theo hợp đồng này, công ty A mua 500,000 USD với tỷ giá được đồng ý trước là 21,500 VND.

Nếu sau một tháng, tỷ giá USD/VND tăng và vượt quá 21,500, công ty A đã phòng ngừa rủi ro thành công và sẽ tiết kiệm được chi phí, vì họ sẽ mua USD với tỷ giá thấp hơn thị trường. Tuy nhiên, nếu tỷ giá giữ nguyên hoặc thấp hơn 21,500, công ty A có thể không tận dụng được giá trị của hợp đồng và có thể phải mua USD với tỷ giá cao hơn.

Các thành phần có trong Forward Contract

Sau khi hiểu được Forward Contract là gì, các nhà đầu tư cần biết hợp đồng kỳ hạn  bao gồm các thành phần sau:

  • Người mua (Long Position): Chấp nhận mua tài sản tại một thời điểm sắp tới với mức giá được thoả thuận.
  • Người bán (Short Position): Đồng ý tiến hành việc bán tài sản vào một thời điểm sau này với mức giá đã thỏa thuận trước đó.
  • Tài sản cơ sở: Bao gồm tài sản có thực và tài sản tài chính. Trong đó, tài sản có thực bao gồm những sản phẩm thực tế như lúa mì, gạo, dầu, cao su, cà phê… Còn tài sản tài chính bao gồm trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ…
  • Thời điểm đáo hạn: Là thời điểm cụ thể trong tương lai khi hợp đồng kỳ hạn hết hiệu lực và cần thực hiện thanh toán hoặc giao nhận tài sản cơ sở.
  • Giá thanh toán: Được xác định từ trước dựa trên giá giao ngay và lãi suất thị trường.
Những thành phần này giúp định rõ các điều kiện giao dịch và trách nhiệm của mỗi bên

Những thành phần này giúp định rõ các điều kiện giao dịch và trách nhiệm của mỗi bên

Giả sử vào ngày 7/5/2020, ông A đã ký một hợp đồng kỳ hạn mua bán với ông B để mua 10 tấn gạo với giá ấn định là 12,000 VND/kg. Trong giao dịch này, ông A là người mua và ông B là người bán. Hợp đồng sẽ đáo hạn vào ngày 7/8/2020. Giá kỳ hạn trong hợp đồng là 12,000 VND/kg, tức là ông A đồng ý mua 10 tấn gạo với giá này vào thời điểm đáo hạn.

Đặc điểm của Forward Contract là gì?

  • Không thanh toán ngay: Khi ký hợp đồng kỳ hạn, hai bên không phải trao đổi tiền và tài sản cơ sở ngay lập tức, mà sẽ diễn ra vào ngày đáo hạn.
  • Thực hiện vào ngày đáo hạn: Đến ngày đáo hạn, các bên phải thực hiện thỏa thuận đã đồng ý trong hợp đồng và trao đổi tiền và tài sản cơ sở dựa trên mức giá đồng thuận.
  • Hai bên thỏa thuận trực tiếp: Hợp đồng kỳ hạn được hai bên thỏa thuận và ký kết trực tiếp, không cần sự trung gian của bất kỳ đơn vị nào và không mất phí phụ thuộc vào sàn giao dịch.
  • Tài sản cơ sở đa dạng: Trong hợp đồng kỳ hạn, tài sản cơ sở có thể là bất kỳ loại tài sản nào, không yêu cầu phải đạt chuẩn về khối lượng, chất lượng hay giá trị như trong hợp đồng tương lai.
  • Không niêm yết và giao dịch OTC: Hợp đồng kỳ hạn không được niêm yết và giao dịch tập trung trên thị trường như hợp đồng tương lai, mà chỉ được giao dịch trên thị trường OTC (giao dịch không định kỳ trên sàn giao dịch).
  • Đóng vị thế ngược: Các bên tham gia hợp đồng kỳ hạn có thể mở một vị thế đối nghịch với Forward Contract để đóng vị thế.
  • Không ký quỹ: Trong hợp đồng kỳ hạn, không thực hiện ký quỹ (margin), tức là không cần đặt tiền đảm bảo cho hợp đồng.
  • Rủi ro thanh khoản cao: Tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn thường thấp, dẫn đến rủi ro cao hơn, vì khó tìm người mua hoặc người bán khi muốn thoát khỏi hợp đồng trước khi đáo hạn.

Ý nghĩa của Forward Contract là gì? Rủi ro ra sao?

Về ý nghĩa

Hợp đồng kỳ hạn có ý nghĩa đơn giản là giúp phòng ngừa rủi ro do biến động giá cả, tỷ giá hối đoái và lãi suất. Doanh nghiệp sử dụng hợp đồng này để cố định giá chi phí, như nguyên vật liệu, để tránh tăng giá đột ngột. Các ngân hàng, công ty đa quốc gia và nhà đầu tư tài chính cũng dùng hợp đồng kỳ hạn để bảo vệ khỏi biến động tỷ giá hối đoái.

Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng để giảm thiểu rủi ro giá cả và lãi suất trong tương lai

Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng để giảm thiểu rủi ro giá cả và lãi suất trong tương lai

Về rủi ro

Hợp đồng kỳ hạn đối diện với hai rủi ro chính: rủi ro thanh khoản và rủi ro thanh toán, trong đó:

  • Rủi ro thanh khoản: Thị trường hợp đồng kỳ hạn không phát triển như hợp đồng tương lai, dẫn đến tính thanh khoản thấp. Việc chuyển nhượng hợp đồng hoặc đóng hợp đồng bằng một vị thế đối lập gặp khó khăn.
  • Rủi ro thanh toán: Không có tiền ký quỹ và không có trung gian thanh toán bù trừ lời lỗ. Rủi ro thanh toán cao hơn so với hợp đồng tương lai, nơi rủi ro này có thể được phòng ngừa.
Rủi ro của Forward Contract nằm chủ yếu trong sự không chắc chắn về giá cả trong tương lai

Rủi ro của Forward Contract nằm chủ yếu trong sự không chắc chắn về giá cả trong tương lai

Phân biệt hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Forward Contract là gì và hợp đồng tương lai là hai loại hợp đồng phổ biến trong lĩnh vực tài chính và hàng hóa. Mặc dù cả hai đều là công cụ phòng ngừa rủi ro, nhưng chúng có những đặc điểm riêng biệt. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu và so sánh hai loại hợp đồng này, từ đó hiểu rõ hơn về cách hoạt động và ưu điểm của mỗi loại.

Chọn đúng loại hợp đồng để tối ưu hóa việc quản lý rủi ro trong các giao dịch tài chính và hàng hóa

Chọn đúng loại hợp đồng để tối ưu hóa việc quản lý rủi ro trong các giao dịch tài chính và hàng hóa

Về tính chất

Hợp đồng tương lai khác với Forward Contract ở chỗ có sở giao dịch làm trung gian trao đổi hợp đồng. Điều này cho phép các nhà giao dịch không cần biết rõ đối tác của họ khi tham gia giao dịch. Sở giao dịch cũng tạo ra tính thanh khoản cao cho thị trường, giúp các đối tác thực hiện nghĩa vụ mua bán một cách hiệu quả hơn.

Về tiêu chuẩn hóa hợp đồng

Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hoá, có quy định cụ thể về hàng hoá và thời gian giao hàng. Trong khi hợp đồng kỳ hạn có thể linh hoạt với bất kỳ loại hàng hoá nào và thỏa thuận về thời hạn thanh toán. Hợp đồng tương lai được niêm yết tại các sở giao dịch, đáp ứng yêu cầu tối thiểu về chất lượng và thời điểm giao hàng.

Về rủi ro thanh toán

Trong giao dịch hợp đồng tương lai, việc sử dụng các hợp đồng được niêm yết trên Sở giao dịch giúp kiểm soát rủi ro thanh toán. Bên mua và bên bán không biết đối tác của mình, nhưng có trung tâm thanh toán bù trừ giữa các giao dịch. Giá trị của các hợp đồng tương lai thay đổi hàng ngày theo mức giá thị trường, đảm bảo tính minh bạch và kiểm soát rủi ro. Ngoài ra, còn có yêu cầu ký quỹ nhất định giúp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán của hợp đồng tương lai.

Về thanh khoản

Nhờ có trung tâm thanh toán bù trừ, hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn đáng kể so với hợp đồng kỳ hạn.

Forward Contract là gì đã được sanforex.club tổng hợp chi tiết qua bài viết. Dù có những rủi ro nhất định, Forward Contract vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và quản lý rủi ro trong các hoạt động kinh doanh và đầu tư.

Tham khảo thêm về Swap Contract và các loại hợp đồng hoán đổi cơ bản

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan