Đối với lĩnh vực tài chính, J.P. Morgan đã rất nổi tiếng với sự thành công vang dội, khi ông dẫn dắt sự nghiệp của mình bước lên đỉnh vinh quang trước khi Chiến tranh Thế giới thứ Nhất diễn ra. Tuy ông đã ra đi nhưng khi nhắc đến nhân vật này mọi người đều hồi tưởng lại những thành tích mà ông đạt được cũng như đóng góp to lớn đến thị trường. Ngay bài viết dưới đây của sanforex sẽ tìm hiểu về J.P. Morgan là ai và sự nghiệp vĩ đại của ông.

J.P. Morgan là ai? Quá trình khởi nghiệp của J.P. Morgan

Tên đầy đủ của J.P. Morgan là John Pierpont Morgan, ông chính là cậu con trai của vị doanh nhân tài giỏi Junius Spencer Morgan. Khi đó, Morgan theo học tại thành phố Boston, Hoa Kỳ và tại trường Đại học Gottingen tại Đức.

Ông chính thức đi trên con đường sự nghiệp của mình vào năm 1857, J.P. Morgan làm việc tại ngân hàng Duncan, Sherman and Company tại New York với vai trò là một kế toán. Ngân hàng mà ông làm việc chỉ là một chi nhánh của George Peabody and Company có cơ sở chính hoạt động tại London. Cho đến năm 1861, ông hoạt động tại công ty của bố mình tại New Yourk.

J.P. Morgan đã làm việc tại các ngân hàng lớn thuộc Mỹ

J.P. Morgan đã làm việc tại các ngân hàng lớn thuộc Mỹ

Trong khoảng từ năm 1864 đến năm 1871, J.P. Morgan trở thành nhân viên của công ty Dabney, Morgan and Company. Đến năm 1871, nhân vật này chính thức là đối tác của công ty Drexel, Morgan and Company tại New York, Mỹ. Chỉ trong thời gian ngắn, công ty đã trở thành một phần quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ khi là nguồn hỗ trợ tài chính lớn.

Nhờ có mối quan hệ tốt với công ty Peabody giúp J.P. Morgan tiếp cận và gắn kết gần hơn với thị trường tài chính London. Trong khoảng những năm 1870, ông nhận nguồn vốn từ nhiều ngân hàng tại Anh và phân bổ vào những tập đoàn công nghiệp có khả năng phát triển tại Hoa Kỳ.

Đến năm 1895, công ty Dabney, Morgan and Company được đổi tên thành J.P. Morgan and Company. Từ đó, nhanh chóng trở thành một trong các tập đoàn về ngân hàng lớn nhất hành tinh, phần lớn là nhờ vào công sức và sự dẫn dắt của tài năng Morgan.

Trở thành người dẫn đầu ở lĩnh vực đường sắt

Năm 1885, J.P. Morgan tiến hành cải tiến lại tổ chức các tuyến đường sắt, ông đã thực hiện cam kết với hai trong các doanh nghiệp đường sắt có tiếng nhất tại Mỹ lúc bấy giờ là New York Central Railroad và Pennsylvania Railroad. Mục đích ông thực hiện điều này là ngăn chặn những khó khăn về giá, làm giảm sự đối đầu gay gắt trong lĩnh vực đường sắt.

Đến năm 1886, Morgan tiếp tục cho xây dựng thêm hai công ty đường sắt lớn để tạo sự ổn định và vững chắc cho công ty của mình. Khi ông thực hiện cải tạo lại cơ cấu, J.P. Morgan chính thức là thành viên hội đồng quản trị của các công ty đường sắt nổi tiếng. Chính vì thế, không quá bất ngờ khi ông trở thành người có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến những doanh nghiệp ấy.

J.P. Morgan trở thành người quản lý quyền lực nhất trong ngành đường sắt

J.P. Morgan trở thành người quản lý quyền lực nhất trong ngành đường sắt

Từ khoảng năm 1885 đến 1888, J.P. Morgan phát triển quy mô ảnh hưởng của bản thân đến nhiều công ty đường sắt đang hoạt động tại khu vực Pennsylvania và Ohio. Kết thúc cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào năm 1893, Morgan nhận được lời mời tham gia xây dựng lại một vài tuyến đường sắt quan trọng tại Mỹ. Trong đó phải kể đến Southern Railroad, the Erie Railroad, and the Northern Pacific.

Vào năm 1902, Morgan đưa ra quyết định hợp nhất lại hãng tàu xuyên khu vực Đại Tây Dương, trong số đó có White Star nhằm xây dựng International Mercantile Marine – IMM.

Bên cạnh đó, J.P. Morgan còn giúp duy trì mức giá cước của đường sắt và giảm sự đối đầu ở khu vực phía đông. Thông qua việc ông nắm giữ lượng lớn cổ phần tại các doanh nghiệp đường sắt. Nhờ vậy, J.P. Morgan nhanh chóng trở thành người sở hữu nhiều quyền kiểm soát nhất trên ngành đường sắt, nhiều người còn gọi ông là “ông trùm” đường sắt. Cụ thể, Morgan quản lý khoảng 8.000 km đường sắt của Hoa Kỳ tính vào năm 1902.

Đến tháng 4 năm 1912, ông đã tự đặt cho mình một vé trên con tàu Titanic của hãng White Star khi đó là chuyến đi khởi hành đầu tiên của con đầu mang dấu ấn lịch sử này. Tuy nhiên, vì bản thân không được khỏe nên ông đã hủy bỏ chuyến đi đó. Cứ ngỡ sẽ nuối tiếc nhưng đó là điều thực sự may mắn đối với J.P. Morgan khi chuyến tàu định mệnh ấy đã chìm giữa Đại Tây Dương, càng đáng buồn hơn khi tất cả hành khách đều bỏ mạng tại đó.

J.P. Morgan – Người hùng của Phố Wall

Vào năm 1893, cuộc khủng hoảng tài chính đã gây thiệt hại nặng nề cho toàn cầu trong đó có Mỹ. Morgan đã đứng ra kêu gọi vàng với giá trị lên đến 62 triệu đô la để bổ sung vào ngân sách đang thiếu hụt của chính phủ, điều này cũng giúp ích rất nhiều trong việc đẩy lùi khủng hoảng Bộ Tài chính.

Ngoài ra, ông còn là đầu tàu của cộng đồng tài chính với mục tiêu hạn chế việc phá sản sau khi trải qua đợt suy thoái ở lĩnh vực chứng khoán vào năm 1907.

J.P. Morgan cũng đã mời mọi người tham gia cuộc họp tại Thư viên Morgan, những người trong buổi hợp ấy đều là các lãnh đạo của nhiều tập đoàn ngân hàng khác nhau. Ông còn có hành động khóa trái cửa và bỏ chìa khóa vào trong túi. Morgan tuyên bố rằng cánh cửa này chỉ mở khi mọi người bàn luận với nhau, đưa ra các giải quyết khôi phục được hệ thống ngân hàng đang đứng trước nguy cơ sụp đổ ở thời điểm hiện tại.

J.P. Morgan đã kêu gọi vốn giúp chính phủ vượt qua thời kỳ khó khăn

J.P. Morgan đã kêu gọi vốn giúp chính phủ vượt qua thời kỳ khó khăn

Kết thúc buổi họp, mọi người cũng đưa ra một giải pháp chung nhằm đảm bảo các ngân hàng và doanh nghiệp đủ khả năng để thanh toán.

Ở cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính vào năm 2008, Hank Paulson – Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cũng đã sử dụng cách đối phó của Morgan đã tiến hành vào 101 năm trước. Trong ba ngày cuối tuần là 12, 13 và 14 tháng 9 năm 2008, Bộ trưởng Tài chính đã mời chủ tịch Hội đồng Quản trị của các ngân hàng lớn tại Hoa Kỳ tham gia cuộc họp tại tòa nhà của Cục Dự trữ Liên bang – FED tại thành phố New York. Trong đó gồm có JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Citigroup, Merrill Lynch,…

>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 2008​

Trong buổi bàn luận ấy, mọi người cần đưa ra phương án cứu trợ ngân hàng lớn nhất là Lehman Brothers. Jamie Dimon – Chủ tịch và là Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase đã đóng góp ý kiến rằng các ngân hàng khác nên cung cấp vốn cho Lehman. Thế nhưng, điều ấy đã không xảy ra khi mắc phải rào cản về pháp luật. Cuối cùng, Lehman Brothers sụp đổ và toàn cầu chìm vào tình trạng suy thoái.

J.P. Morgan thực hiện hợp nhất doanh nghiệp

J.P. Morgan đã hỗ trợ nguồn vốn cho nhiều thương vụ hợp nhất trong ngành công nghiệp, mục đích ông làm điều này là định hình lại mô hình doanh nghiệp sản xuất của Hoa Kỳ.

Vụ hợp nhất đầu tiên mà ông cấp vốn là giữa Edison General Electric và Thomson-Houston Electric Company năm 1891. Sau đó, thiết lập nên General Electric – tập đoàn chuyên sản xuất các thiết bị điện có quy mô lớn tại Hoa Kỳ.

Khi đã hoàn tất sáng lập nên Federal Steel Company vào năm 1898, J.P. Morgan đã tiến hành gộp doanh nghiệp này cùng với Carnegie Steel Company và nhiều công ty ở lĩnh vực thép vào năm 1901. Ông làm điều này là để tạo nên United States Steel Corporation, tập đoàn mang giá trị lên đến hàng tỷ đô la đầu tiên trên toàn cầu.

Vào năm 1902, ông tiếp tục sáp nhập những nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp lớn để sáng lập nên tập đoàn chuyên về máy gặt đập có tên là International Harvester Company.

Sau khi thành công sáp nhập các dự án trên, Morgan chú tâm vào hoạt động nâng cao quyền quản lý các ngân hàng cùng với công ty bảo hiểm.

Nhờ vào liên kết chặt chẽ với các thành viên trong hội đồng quản trị mà ông đã từ hợp nhất, J.P. Morgan cùng với tập đoàn của mình sở hữu được quyền quản lý lớn với các tập đoàn và tổ chức tài chính có sức ảnh hưởng tại Hoa Kỳ. Vậy nên, nhiều người ví ông tương tự như thống trị chủ nghĩa tư bản Mỹ cho đến lúc ông tắt hơi thở cuối cùng vào năm 1913.

Người hùng Phố Wall cũng có niềm đam mê với nghệ thuật khi lưu trữ nhiều cuốn sách và tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng vào thời điểm ông còn sống. Không những thế, J.P. Morgan còn tặng các sản phẩm nghệ thuật lớn cho Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan tại thành phố New York, Hoa Kỳ.

Vào năm 1924, tòa nhà ông sinh sống trở thành thư viện cộng đồng lưu trữ bộ sưu tập sách tại New York. Ở thời điểm hiện tại, nơi đây trở thành Thư viện & Bảo tàng Morgan.

Lúc này, ngân hàng JPMorgan Chase đang là nhà băng lớn nhất tại quốc gia Hoa Kỳ tính trên quy mô tài sản có được.

Hành trình J.P. Morgan bước chân vào thị trường tiền mã hóa

Với nội dung trên bạn cũng nắm được J.P. Morgan là ai và những cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của mình. Tiếp theo đây sanforex sẽ đưa bạn đi tìm hiểu đại nhân vật này tham gia thị trường Crypto như thế nào nhé.

JPMorgan Chase trở thành ngân hàng lớn nhất đầu tiên tại Mỹ khi sở hữu tiền điện tử riêng

Năm 2017, CEO của ngân hàng JPMorgan Chase là Dimon cung cấp thông tin BTC là “lừa đảo”, ông còn nói rằng nếu phạt ra nhân viên nào sử dụng đồng Bitcoin sẽ ngay lập tức đuổi việc.

Sau đó, JP Morgan cũng chính là ngân hàng tiên quyết tại M công bố các thông tin về token kỹ thuật số của riêng họ, đây còn coi lag một bước đi lớn của Phố Wall đối với ngành công nghệ chuỗi khối.

Nếu xét ở khía cạnh hợp pháp loại tiền điện tử Bitcoin, CEO của JPMorgan Chase cho hay bản thân đã nhìn nhận được khả năng phát triển của công nghệ blockchain sau này trên hệ thống tài chính thế giới. Bên cạnh đó, JPMorgan cũng đã cho ra mắt trên thị trường một nền tảng chuỗi khối là Quorum. Hiện nay, các chức đang cũng đang áp dụng nền tảng này để tiện theo dõi dữ liệu tài chính.

Trong trường hợp khách hàng muốn chuyển USD thông qua hệ thống chuỗi khối của ngân hàng, tiền trong tài khoản ngân hàng của khách hàng đó sẽ được chuyển thành đồng JPM Coin, mỗi đồng JPM Coin tương đương một đô la trong JPMorgan.

Tiền mã hóa này sẽ được di chuyển nhanh chóng ngay trên sổ cái của đồng tiền, lúc bắt đầu sẽ được dựa trên hệ thống blockchain Quorum của ngân hàng. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành chuyển tiền số coin ấy có thể sẽ chuyển đổi thành đồng USD.

Nhờ vào hoạt động này mà ngân hàng JPMorgan đã đưa ra kế hoạch làm việc với nhiều cơ quan quản lý để có thể sử dụng JPM Coin vối quy mô rộng lớn hơn.

Mối quan hệ hợp tác giữa JPMorgan và Avalanche

Onyx của ngân hàng JP Morgan đã nhờ vào Avalanche để tìm tòi vầ phát triển thêm một hình thức quản lý mới các danh mục đầu tư của khách hàng. Onyx của JP Morgan cùng Apollo Global đã đưa thông tin về việc đang hợp tác thực hiện dự án Guardian của Cơ quan tiền tệ Singapore – MAS. Cung cấp bằng chứng về khái niệm (PoC), đây là một bước đi vô cùng quan trọng và là mấu chốt cho cuộc cách mạng về lĩnh vực quản lý tài sản.

JPMorgan đã bắt tay hợp tác cùng với Avalanche

JPMorgan đã bắt tay hợp tác cùng với Avalanche

Được biết, dự án Guardian là sự hợp tác giữa các nhà hoạch định chính sách cũng với lĩnh vực tài chính. Dự án này được thực hiện nhằm:

  • Thử nghiệm trong ngành với các tổ chức tài chính truyền thống, từ đó biết được các cơ hội và rủi ro để phát triển tổ hơn.
  • Nhìn nhận những chuyển đổi dài hạn và đảm bảo an toàn của hệ sinh thái thông qua áp dụng những thí điểm, các bài học kinh nghiệm trong ngành trở thành nguồn tài liệu dùng để tham khảo.
  • Xây dựng hướng dẫn cùng với quy định, chính sách. Xác định được cấu trúc quản trị hay trách nhiệm giải trình được thông qua; đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống tài chính phi tập trung.
Cả hai đã vô cùng cố gắng để thực hiện tốt dự án Guardian

Cả hai đã vô cùng cố gắng để thực hiện tốt dự án Guardian

Để trang bị cho một tương lai nhiều chuỗi, Onyx Digital Assets đã sử dụng các giao thức khác nhau để phát triển nhiều tài sản được mã hoá không chỉ nền tảng được thiết lập dựa trên Quorum chuỗi khối. Để thực hiện tốt điều đó, LayerZero đã liên kết giữa Tài sản kỹ thuật số Onyx và Subnet Avalanche Evergreen được cung cấp, giúp việc đăng ký và đổi số tiền do WisdomTree trở nên dễ dàng hơn, đây là nhà quản lý tài sản lớn và đầu tiên trong ngành mã hóa quỹ, hỗ trợ.

Subnets Avalanche Evergreen là các chuỗi khối nhỏ lẻ được chỉnh sửa phù hợp với các nền tảng của tổ chức, thiết kế riêng nhằm xử lý tốt những điểm thiếu soát của công ty và toàn bộ lĩnh vực. Những tính năng tích hợp kèm với tùy chỉnh thêm có cả chức năng tương thích EVM, chấp nhận khi xác thực, phát triển hợp đồng thông minh và nhiều mức độ giao dịch, hỗ trợ quyền riêng tư mạng cùng với nhiều tính năng gas tùy chỉnh.

Toàn bộ bài viết trên của sanforex đã cung cấp về J.P. Morgan là ai cũng như quá trình khởi nghiệp của nhân vật này. ông đã để lại rất nhiều chiến tích hiển hách và góp phần lớn cho sự phát triển lĩnh vực tài chính toàn cầu. Hy vọng với nội dung trên sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết nhất.

Xem thêm:

Richard Teng là ai? Từ lãnh đạo tài chính truyền thống đến tiên phong trong blockchain

Sam Bankman-Fried là ai? Từ đỉnh cao crypto đến cú trượt dốc FTX

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan