Nến Hammer hay còn được gọi là nến búa là một mô hình cung cấp đến trader cái nhìn bao quát hơn về sự đảo ngược xu hướng trên thị trường. Trên giao dịch thực tế, mỗi trader sẽ có cách xây dựng chiến lược và lựa chọn phương pháp tìm kiếm nến búa Hammer khác nhau để sao cho thu về khoản lợi nhuận được lớn nhất. Như vậy, nến Hammer là gì và có cách thức giao dịch như thế nào? Tất cả sẽ được ForexDictionary bật mí chi tiết ở bài viết sau đây.
Nến búa – Nến Hammer là gì?
Nến búa còn có tên gọi khác là nến búa Hammer. Loại nến này được biết đến là một mẫu hình nến Nhật có hình dạng tương tự như cây búa. Nến búa có đặc điểm khác độc đáo với phía trên là phần thân nhỏ, không có bóng nến trên còn bóng nến dưới sẽ có độ dài gấp 2 hoặc 3 lần so với thân nến.
Mô hình nến búa thông thường sẽ xuất hiện ở cuối của một xu hướng đang giảm. Điều này nhằm thể hiện rằng phe bán đã có sự suy yếu và quyền kiểm soát thị trường đang được phe mua giành lại. Và đồng thời, nó cũng dự báo sẽ chuẩn bị có hiện tượng đảo chiều từ giảm chuyển sang tăng trên thị trường.
Các đặc điểm cơ bản của mô hình nến Hammer là gì?
So với nến Hanging Man, nến búa Hammer có đặc điểm tương đối giống. Vì vậy, để không xảy ra sự nhầm lẫn trong việc sử dụng cũng như phân biệt hai loại nến này thì trader cần phải nắm rõ đặc điểm của nến búa cũng như nến Hanging Man.
- Bởi vì giá mở cửa gần với giá đóng cửa cho nên thân của nến nhỏ khá nhỏ. Đặc biệt, phần thân nến Hammer sẽ nằm ở phía bên trên.
- Nến búa sẽ không có râu nến trên hoặc nếu có thì cũng sẽ rất là ngắn.
- Râu nến dưới của nến Hammer sẽ có độ dài gấp 2 đến 3 lần so với thân nến. Tín hiệu đảo chiều sẽ được thể hiện càng mạnh khi bóng nến dưới càng dài.
- Ở cuối một xu hướng giảm sẽ chính là vị trí xuất hiện của nến búa Hammer. Trong khi đó, nến Hanging Man sẽ có vị trí xuất hiện phần lớn là ở tại đỉnh của một xu hướng tăng.
- Nến búa không quan trọng màu sắc. Tuy nhiên, so với nến búa đỏ thì tín hiệu được thể hiện qua nến xanh sẽ mạnh mẽ hơn.
Ý nghĩa của nến Hammer là gì?
Để có thể áp dụng mô hình nến búa Hammer hiệu quả vào trong giao dịch, việc hiểu và nắm được ý nghĩa của loại nến này là điều khá cần thiết. Hiểu được vấn đề này, trader hãy cùng forex dictionary đi tìm hiểu về các ý nghĩa của nến Hammer là gì ở phần dưới đây nhé.
Cung cấp đến trader các tín hiệu đảo chiều
Ở cuối một xu hướng giảm có sự xuất hiện của nếm Hammer đã cho thấy thị trường đang có dấu hiệu từ chối giảm giá và thay vào đó là báo hiệu giá sẽ chuẩn bị đảo chiều theo hướng từ giảm chuyển sang tăng. Lúc đó, nếu đang thực hiện thì trader có thể đóng lệnh Sell và vào một lệnh Buy để có thể đón đầu được ngay một xu hướng tăng mới.
Đặc biệt, nếu như trước đó là sự xuất hiện của ba cây nến giảm liên tiếp nhau và đồng thời cây nến sau có mức giá đóng cửa thấp hơn cây nến liền trước đó, thì mô hình nến Hammer sẽ cung cấp đến các trader tín hiệu đảo chiều thị trường giá chính xác hơn rất nhiều.
Thể hiện rõ nét về các diễn biến thị trường
Trong trường hợp nến búa ở cuối một xu hướng giảm mới xuất hiện thì điều này cho thấy phe bán ban đầu đã cố gắng đẩy giá để giá đi xuống thuận theo xu hướng chính. Thế nhưng sau đó đã có sự nhảy vào của phe mua và phe mua đã đẩy giá lên thành công. Điều này đã khiến cho giá mở cửa và giá đóng cửa có mức giá gần nhau.
Ví dụ cụ thể về mô hình nến Hammer
Có lẽ đôi khi lời nói suông không thể khiến trader hiểu được tường tận về nến Hammer. Để giúp trader có được cái hình tổng quan và hình dung rõ hơn về mô hình nến Hammer, chúng tôi đã đem đến một vài ví dụ thực tế như sau:
Nến búa xanh
Nhìn vào hình minh họa bên dưới, có thể thấy nến búa được nói đến ở đây là một cây nến xanh. Và đồng thời, cây nến xác nhận ở liền kề phía sau cũng là một cây nến tăng màu xanh. Từ đó, ta có thể hiểu đây chính là một dấu hiệu của sự đảo chiều vô cùng mạnh mẽ cũng như xác suất mô hình búa xuất hiện là rất cao.
Trong tình huống này, việc trader cần làm đó chính là đóng toàn bộ các lệnh bán và mở các lệnh mua. Điều này sẽ giúp trader tìm kiếm thêm một nguồn lợi nhuận đáng kể.
Nến búa đỏ
Với hình minh họa sau đây, trader sẽ thấy được nến búa ở đây là một cây nến giảm có màu đỏ. Và đồng thời, ở phía sau nến búa cũng là các cây nến giảm cho nên việc xu hướng đảo chiều xuất hiện là điều có khả năng xảy ra tương đối thấp. Dựa vào những điều này, có thể kết luận rằng việc mô hình nến búa không thể xảy ra là điều hoàn toàn chính xác.
Thông qua hai ví dụ vừa rồi, trader có thể nhận ra rằng cây nến xuất hiện phía sau nến búa đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, trader cần nên chờ đợi sự xác nhận từ cây nến sau nếu búa trước khi đưa ra các quyết định vào lệnh để thành công và thu về lợi nhuận nhiều hơn trong giao dịch.
Hướng dẫn cách cài đặt mô hình nến búa Hammer trên nền tảng Tradingview
Việc cài đặt mô hình nến Hammer là một bước làm không thể thiếu đối với các trader khi giao dịch nên các nền tảng. Đặc biệt, đối với nền tảng Tradingview, cách thức cài đặt nến Hammer sẽ thông qua các bước như sau:
Bước 1: Đăng ký (hoặc đăng nhập) tài khoản
Bước đầu tiên cũng chính là bước không thể nào thiếu khi tiến hành cài đặt mô hình nến búa này trên Tradingview đó chính là đăng nhập tài khoản. Nếu như trader chưa có tài khoản đăng nhập thì trader có thể tiến hành đăng ký theo hướng dẫn.
Bước 2: Vào Chart phân tích
Sau đó, trader tiến hành vào chart phân tích bằng cách nhấn chọn vào mục “Biểu đồ” như hình minh họa bên dưới đây.
Bước 3: Tiến hành cài đặt mô hình nến búa
Ở bước này, trader cần thực hiện 3 bước sau để có thể cài đặt thành công mô hình nến búa trên nền tảng Tradingview.
- Tại thanh trên cùng, trader nhấn chọn vào biểu tượng “Fx”.
- Tiếp đến, nhập dòng chữ “Hammer” vào khung tìm kiếm.
- Sau khi kết quả tìm kiếm được hiển thị, trader cần nhấn chọn vào dòng đầu tiên.
Sau khi hoàn thành các bước trên, trader cần nhấn tắt khung này đi để chỉ báo được xuất hiện dưới giá.
Như hình ảnh bên dưới, ở đây chart đang được sử dụng chỉ báo Hammer-Bullish. Trader có thể thấy tín hiệu vùng này ở khung H1 khá chuẩn. Khi giao dịch ở khung thời gian H1, thông thường trader nên thiết lập mức take profit từ 1 đến 3%. Còn nếu như giao dịch ở khung thời gian lớn hơn thì trader có thể điều chỉnh mức chốt lời này cao hơn.
Ngoài việc chỉ báo Hammer – Bullish được công khai ở thư viện thì cũng còn vô số các chỉ báo Hammer khác mà trader có thể tham khảo.
Như vậy, có thể nhận thấy khi giao dịch với nến búa Hammer thì trader đã nhận được một tỷ lệ chiến thắng khá cao, có thể là hơn 50%. Thế nhưng, khi kết hợp chung với các chỉ báo và công cụ khác thì chiến lược giao dịch của trader sẽ trở nên hoàn hảo và tuyệt vời hơn nữa. Chính vì vậy, trader có thể sử dụng nến Hammer cùng với các chỉ báo khác trong quá trình giao dịch nhé.
Cách thức thực hiện giao dịch với mô hình nến búa Hammer
Điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời
Các trader cần phải ghi nhớ rằng khi giao dịch với mô hình nến búa thì khung thời gian lý tưởng nhất đó chính là 1 ngày (khung D1) và tiếp đến sẽ là khung thời gian 4 giờ (khung H4).
Để xác định điểm entry khi sử dụng đến mô hình nến Hammer, trader có thể thực hiện theo 3 cách như sau:
- Cách 1: Tại mức giá có giá trị bằng 50% so với chiều dài tổng thể cây nến búa thì trader nên vào lệnh Buy. Vị trí này sẽ được xem là điểm vào lệnh tiêu chuẩn bởi vì nếu như mô hình xảy ra là đúng thì nó sẽ giúp trader có được các khoản lợi nhuận vô cùng lớn.
- Cách 2: Trader cần tiến hành vào lệnh Buy ở tại vị trí mức giá mở cửa của cây nến sau cây nến Hammer (còn gọi là cây nến xác nhận). Cách mở lệnh này mặc dù thu về lợi nhuận không cao nhưng nó lại vô cùng an toàn và hạn chế được các rủi ro đáng tiếc nếu như giá không gia tăng đúng như kỳ vọng của trader.
- Cách 3: Ngay sau khi phiên giao dịch kết thúc và hình thành cây nến búa Hammer thì trader nên vào lệnh Buy.
Mặc dù có thể so với cách trên, cách thứ 3 này sẽ mang về ít lợi nhuận hơn, nhưng thay vào đó nó lại vô cùng chắc chắn và an toàn. Bởi vì khi đó lực mua đã mạnh vô cùng và xu hướng gia tăng giá sẽ vẫn còn được đẩy lên cao hơn nữa.
Đối với các trader mới tham gia giao dịch và không có nhiều kinh nghiệm lẫn nguồn vốn thì vào lệnh theo cách thứ 2 sẽ là điều hợp lý và lý tưởng nhất.
- Điểm cắt lỗ: Trader có thể cắt lỗ ngay vị trí bên dưới bóng nến của cây nến búa với khoản từ 2 pips cho đến 3 pips.
- Điểm chốt lời: Trader có thể thực hiện chốt lời ở vị trí nằm phía trên mức giá cao nhất của cây nến búa Hammer trong trường hợp R:R đạt tỷ lệ là 1:1. Hoặc tỷ lệ R:R tiêu chuẩn cũng có thể đạt là 1:2.
Sử dụng kết hợp cùng với một vài chỉ báo kỹ thuật khác
Trong quá trình thực hiện giao dịch với mô hình nến búa này, nếu như trader không sử dụng kết hợp với các công cụ và chỉ báo kỹ thuật khác thì chắc chắn sẽ không mang về được khoản lợi nhuận cao và bền lâu. Vì vậy, Forex Dictionary sẽ gợi ý đến trader hai phương pháp giao dịch hiệu quả nhất như sau:
Giao dịch kết hợp với ngưỡng hỗ trợ
Ở khu vực hỗ trợ, nếu như mô hình nến búa này xuất hiện thì xác suất rất cao sẽ xảy ra việc giá đảo chiều đi lên. Bởi vì nhìn về bảo chất thì mức hỗ trợ cũng sẽ là một công cụ đáng tin cậy trong việc đưa ra các báo hiệu giá sẽ đảo chiều.
Phương pháp giao dịch này sẽ được thực hiện sau khi xu hướng thị trường chung được xác định là đang giảm. Khi tại vùng giá hỗ trợ xuất hiện mô hình nến búa Hammer thì trader có thể tiến hành vào một lệnh Buy ngay sau khi kết thúc nến búa này. Đồng thời, ở phía bên dưới đuôi nến cách một vài pips thì trader nên đặt mức cắt lỗ (stop loss).
Bên cạnh đó, sau khi cây nến xác nhận được hình thành với mục đích chắc chắn rằng giá sẽ đi đúng hướng như kỳ vọng thì trader có thể tiến hành vào lệnh Buy. Tín hiệu giao dịch sẽ vô cùng đáng tin cậy sau khi kết hợp cùng với khu vực hỗ trợ này. Từ đây, trader không cần lo lắng về việc giá sẽ đi chệch nhịp so với kỳ vọng ban đầu mà thay vào đó hãy đặt lệnh nhanh chóng để thu về mức lợi nhuận lớn nhất.
Giao dịch kết hợp với chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI được biết đến là một công cụ phân tích kỹ thuật nhằm cung cấp đến trader các tín hiệu đảo chiều cực kỳ uy tín. Khi sử dụng RSI để xác định quá bán hoặc quá mua thì trader nên chọn đường 20 và 80.
Có thể thấy, khi vùng quá bán được đường RSI tiến vào và cắt từ ngưỡng 20 trở xuống, đồng thời khi thời điểm hoàn thành mô hình nến búa diễn ra thì đây cũng sẽ là lúc mà trader vào lệnh Buy ở tại vị trí mức giá kết phiên của cây nến búa này. Ngay sau đó, tại phía dưới của phần đuôi cây nến Hammer trader cũng có thể tiến hành cắt lỗ.
Bên cạnh hai chỉ báo vừa được giới thiệu bên trên, trader cũng có thể sử dụng kết hợp mô hình nến búa Hammer với các chỉ báo khác như Fibonacci, đường MA,…
Bật mí một vài lưu ý cần thiết trong quá trình giao dịch với mô hình nến búa Hammer
Khi sử dụng nến búa vào giao dịch, thì trader cần biết đến một vài lưu ý sau đây để cuộc giao dịch được hiểu quả hơn:
Tỷ lệ chính xác sẽ cao hơn khi nến Hammer tăng
Thông qua nến búa Hammer, trader có thể nhận biết được sự đấu tranh giữa phe bán và phe mua. Nếu như nến Hammer khi hình thành là nến tăng (màu cam) thì phe mua sẽ được củng cố thêm niềm tin chiến thắng.
Ngoài ra, ở một vài trường hợp nến Hammer được hình thành vẫn có thể sẽ là nến giảm (màu đen) và đồng thời giá vẫn sẽ có khả năng đảo chiều từ giảm sang tăng.
Nến Hammer có khối lượng giao dịch càng cao sẽ càng tốt
Khi Volume càng cao thì điều này cho thấy ở vùng đó đang có số lượng trader đang tham gia vào giao dịch mua bán càng lớn. Vì vậy, điều này sẽ gia tăng thêm tỷ lệ chính xác cho mô hình nến Hammer.
Xác suất thắng cao hơn khi nến búa xuất hiện ở các vùng giá hỗ trợ
Thông thường, ở vùng giá hỗ trợ sẽ là nơi mà dễ xảy ra mô hình nến Hammer nhất. Nó có thể là vùng hỗ trợ tĩnh, Trendline hay Bollinger Band,… Đối với trường hợp này thì mô hình nến búa sẽ có mức đáng tin cậy cao hơn và cũng như có mục tiêu giá chạy tương đối xa.
Nên sử dụng mô hình nến búa Hammer kết hợp với các chỉ báo khác
Trader nên kết hợp các chỉ báo như RSI, MACD, Stoch,… khi sử dụng mô hình nến Hammer trong giao dịch để có thể gia tăng thêm xác suất chính xác khi trader vào lệnh. Đặc biệt, tỷ lệ chính xác sẽ được nâng cao hơn nữa nếu như nến Hammer xảy ra ở vị trí có tín hiệu phân kỳ đảo chiều.
Các khung thời gian nào nên áp dụng vào mô hình nến Hammer?
Các khung thời gian được sử dụng phổ biến hiện nay đối với mô hình Hammer thường là khung H4 và A1. Còn đối với các khung thời gian khác, trader cần biết cách áp dụng như sau:
Khung 1 phút – M1
Thông thường tại các sàn Forex, khung thời gian M1 được áp dụng khá nhiều bởi các trader. Nguyên nhân là vì ở trong một khoảng thời gian ngắn forex có sự biến động rất mạnh và đồng thời mức spread ở khung này khá thấp. Ngoài ra, khung thời gian này cũng được sử dụng cho các cặp tiền tệ chính và vàng có biên độ giao dịch mạnh.
Bên cạnh đó, trên khung thời gian M1, Evening Star còn áp dụng khá nhiều cho các trader giao dịch theo hướng Scalping (giao dịch siêu ngắn). Mức spread ở đây khá thấp chỉ ở mức từ 0.5 pips hoặc đôi khi cũng có thể nhỏ hơn nữa. Trên thị trường, thời gian sẽ kéo dài từ 3 phút cho đến 5 phút và mục tiêu sẽ là khoảng từ 10 pips cho đến 20 pips.
Khung H1 và M5
Các trader giao dịch trong ngày thường sẽ sử dụng khung thời gian M5 và H1 với mục tiêu ít nhất là 20 pips và lớn nhất sẽ gần bằng với biên độ ART chu kỳ 14.
Ngoài ra, khung thời gian này cũng được sử dụng khá nhiều khi giao dịch các cặp tiền tệ. Tuy nhiên, trader không nên giao dịch CFDs với khung thời gian này nhé. Đặc biệt ở Việt Nam, đối với chứng khoán cơ sở ngoại trừ trường Day Trading thì trader nên sử dụng khung thời gian này.
Khung 4 giờ – H4
Đối với các trader giao dịch theo trường phái Swing Trading thị khung thời gian H4 sẽ vô cùng phù hợp với mục tiêu ở khoảng 100 pips và đồng thời lệnh sẽ được giữ qua hôm sau. Trong quá trình áp dụng khung thời gian H4 này, trader không nên đặt kỳ vọng nhiều quá 250 pips.
Khung hàng ngày – D1
Khung D1 cũng được các trader theo trường phái Swing Trading sử dụng khá nhiều. Mục tiêu kỳ vọng ở khung này sẽ là 150 pips và lệnh sẽ được giữa từ ngắn hạn cho đến trung hạn. Trong trường hợp đó là đợt đỉnh thì kỳ vọng có thể đạt từ 500 pips cho đến 1000 pips.
Hiệu quả giao dịch sẽ cao hơn nữa khu trader sử dụng cụm nến sao hôm ở khung thời gian D1 và H4. Đặc biệt, lợi nhuận kỳ vọng tại khung W1 có thể đạt được đến khoảng 1000+ pips.
Tổng kết ưu điểm và nhược điểm của nến Hammer
Ưu điểm của mô hình nến Hammer là gì?
- Về tín hiệu đảo chiều: Thông qua nến Hammer, trader sẽ nhận thấy được sự từ chối của các mức giá thấp hơn. Nó có thể thông báo về sự kết thúc của một áp lực bán trong một xu hướng đang giảm. Và sau đó, thị trường sẽ đảo chiều tăng hoặc sideway.
- Về tín hiệu thoát lệnh: Đối với các trader hiện tại đang nắm giữ vị thế bán, trader có thể xem nến búa Hammer như là một dấu hiệu về việc lực bán đang giảm xuống. Điều này cho biết đây chính là thời điểm cực kỳ lý tưởng để trader tiến hành đóng vị thế bán.
Nhược điểm của mô hình nến Hammer là gì?
- Không đưa ra các dấu hiệu về xu hướng: Các thông tin về tín hiệu xu hướng sẽ không được nến búa Hammer cung cấp. Vì vậy mà nếu như trader chỉ sử dụng duy nhất mô hình nến này thì tín hiệu sai có thể được trả về.
- Bằng chứng hỗ trợ: Khi tiến hành tham gia vào những giao dịch có tỷ lệ chiến thắng cao, trong trường hợp giá đảo chiều thì trader cần phải tìm kiếm các thông tin bổ sung ở trên biểu đồ hỗ trợ.
Để có thể tìm kiếm điều này, trader có thể dựa vào cách thức đánh giá việc nến Hammer liệu rằng có thể xuất hiện ở vị trí gần mức hỗ trợ quan trọng hay không, điểm Pivot hoặc là mức Fibonacci. Hay liệu rằng trên CCI, chỉ báo Stochastic hay RSI có hình thành một tín hiệu mua quá mức hay không.
Như vậy, bài viết về nến Hammer vừa rồi chính là những thông tin chi tiết mà Forex Dictionary muốn giới thiệu đến các trader. Hy vọng rằng với những chia sẻ về đặc điểm nến Hammer là gì hay cách thức cài đặt và sử dụng loại nến này sẽ giúp ích cho các trader nhiều hơn nữa trong việc tìm kiếm sự thành công cũng như thu về lợi nhuận trong các giao dịch. Nếu như muốn tìm hiểu thêm kiến thức về giao dịch forex, trader hãy ghé thăm web sanforex.club thường xuyên nhé.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.