Khái niệm chỉ số P/B là gì là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư thắc mắc và quan tâm. Bởi trong thị trường tài chính, chỉ số P/B (Price-to-Book) là một công cụ hữu ích trong phân tích cổ phiếu và đầu tư. Nó so sánh rõ ràng về giá trị tài sản của một công ty so với giá cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Điều này giúp các nhà đầu tư biết được rằng giá trị hiện tại của cổ phiếu đang ở ngưỡng nào để thực hiện đầu tư hiệu quả.

Chỉ số P/B là gì?

P/B (Price to Book), dịch theo tiếng Việt nghĩa là giá dự trữ hay còn gọi là giá trị sổ sách. Nó được biết đến như là một thuật ngữ đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực đầu tư. Chỉ số này thể hiện sự so sánh giữa giá cổ phiếu trên thị trường và giá trị thực tế của chúng trên sổ sách của doanh nghiệp. Cũng chính vì vậy mà nó giữ vai trò thiết yếu trong việc đưa ra quyết định giao dịch. Bởi từ chỉ số P/B, các nhà đầu tư sẽ biết được cổ phiếu đó có giá trị thực tại cao hơn hay thấp hơn so với giá trị trên sổ sách.

Chỉ số P/B - Chỉ số hiển thị giá trị cổ phiếu trên sổ sách doanh nghiệp

Chỉ số P/B – Chỉ số hiển thị giá trị cổ phiếu trên sổ sách doanh nghiệp

Công thức để xác định chỉ số P/B chính xác

Để hiểu một cách rõ ràng cách tính chỉ số P/B và áp dụng nó hiệu quả nhất. các nhà giao dịch cần phải biết được phương thức tính toán chỉ số P/B là gì? Dưới đây là công thức tính chỉ số P/B chính xác mà sanforex.club cung cấp đến bạn.

Công thức tính chỉ số P/B chuẩn xác

Công thức tính chỉ số P/B chuẩn xác

Trong đó:

  • Giá thị trường của cổ phiếu (Price – P): Miêu tả tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành của doah nghiệp. Để tính P, các nhà đầu tư nhân giá cổ phiếu hiện tại với toàn bộ lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.
  • Giá trị ghi sổ của cổ phiếu (Book Value – B): Giá trị này thể hiện giá trị thực của cổ phiếu dựa trên thông tin trong sổ sách của doanh nghiệp. Để tính B, sử dụng phương thức: B = (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ) / Số lượng cổ phiếu lưu hành.

Giá trị lưu trữ thể hiện số tài sản còn sót lại của công ty khi nó ngừng hoạt động. Tổng tài sản còn sót lại đã được trừ hết toàn bộ chi phí, khoản vay của công ty đối với khách hàng, đối tác,…

Vai trò của chỉ số P/B trong đầu tư thị trường

Chỉ số P/B là công cụ phổ biến mà nhiều nhà đầu tư ưa chuộng khi muốn đánh giá giá trị của cổ phiếu trên thị trường so với các thông tin hiển thị trên sổ sách báo cáo công ty. Thông qua chỉ số P/B, các nhà đầu tư sẽ biết được rằng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường có giá trị thấp hơn hay cao hơn giá trị trên sổ sách. Cụ thể:

Chỉ số P/B cao thể hiện rằng giá trị cổ phiếu trên thị trường lớn hơn so với giá trị được ghi trên sổ sách. Chỉ số P/B cao thể hiện rằng công ty có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Chính vì điều này mà rất có thể sẽ có rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn mua vào cổ phiếu của những công ty này với mục tiêu sinh lời. Họ tin rằng công ty có khả năng tạo ra giá trị tăng trưởng vượt trội trong thời gian tới. Ngoài ra, công ty có thể sở hữu nhiều khoản ẩn khác, điển hình như: bất động sản, bằng sáng chế,… Điều này có thể giúp tăng giá trị cổ phiếu một cách rõ ràng.

Ngưỡng lý tưởng của chỉ số P/B là bao nhiêu?

Ngay khi đã nắm vững thông tin chi tiết P/B là gì cũng như biết được ý nghĩa của chỉ số này trên thị trường. Tiếp theo, hãy cùng sanforex.club khám phá con số được đánh giá là lý tưởng của chỉ số P/B. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu cụ thể về mức tốt của chỉ số này. Các nhà giao dịch cần phải hiểu được một điều, đó là: giá trị P/B thấp không đồng nghĩa với việc cổ phiếu thị trường trong trạng thái tiêu cực.

Theo góc nhìn khách quan, các chuyên gia tài chính nói rằng chỉ số P/B được xây dựng trên nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố này bao gồm lợi nhuận kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng. Thậm chí là sản phẩm kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để hiểu kỹ hơn về nội dung này, hãy cùng tìm hiểu qua ví dụ sau đây.

Chỉ số P/B không định mức lý tưởng mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động khác

Chỉ số P/B không định mức lý tưởng mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động khác

Ví dụ: Doanh nghiệp có tỷ lệ P/B được đánh giá tương đối tốt trong khía cạnh khoa học công nghệ – lĩnh vực ẩn chứa rất nhiều tài sản tiềm tàng. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ hợp với lĩnh vực công nghệ. Còn đối với ngành dầu khí, con số của P/B hoàn toàn không phù hợp. Từ ví dụ này, chúng ta thấy rằng chỉ số P/B không hoàn toàn phụ thuộc vào một yếu tố cụ thể nào mà còn là sự đồng nhất của rất nhiều yếu tố, chỉ tiêu khác nhau. Chỉ khi nhà đầu tư thấy được một bức tranh toàn diện về nó, bạn mới có thể xác định được rằng kết quả của chỉ số này tốt hay xấu.

Trường hợp chỉ số P/B cao & thấp

Một điều cần phải nhấn mạnh rằng, giá trị P/B cao chính là dấu hiệu tích cực đối với những công ty đang vượt trội phát triển. Vậy nên, chỉ số P/B không cần quá cao với những doanh nghiệp có sự tăng trưởng ổn định. Thường thì trong trường hợp này, tỷ lệ P/B chỉ vượt hơn giá trị 1. Trong trường hợp ngược lại, với những công ty hoạt động trong các lĩnh vực thị trường biến động mạnh. Điển hình như công ty dầu khí, doanh nghiệp sẽ thường mong muốn tỷ lệ P/B thấp. Con số thấp được coi là một con số lý tưởng, thể hiện doanh nghiệp vẫn đang phát triển tốt.

Nếu bạn là một nhà đầu tư còn non kinh nghiệm, hãy lựa chọn đầu tư vào các công ty có tỷ lệ P/B có giá trị chạy từ 0,7 đến 1,5. Thường thì những công ty sở hữu chỉ số P/B thấp sẽ ít phát sinh tình huống rủi ro như những công ty có chỉ số P/B cao.

Những công ty sở hữu chỉ số P/B thấp thường có khả năng thích nghi nhanh chóng và phản ứng tốt hơn nếu như thị trường xảy ra biến động. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến những công ty có tiềm năng phát triển tầm trung nhưng lại có giá trị P/B tương đối lớn. Bởi nguy cơ rủi ro của nó tương đối lớn. Vì vậy mà các nhà đầu tư cần xem xét thận trọng khi đầu tư vào cổ phiếu của những công ty này. Nếu như không cần thiết, bạn có thể cân nhắc đến việc không mua vào cổ phiếu để tránh thua lỗ không cần thiết.

Ví dụ minh họa về P/B

Sanforex.co tin chắc rằng các nhà đầu tư vẫn chưa thật sự hiểu rõ P/B là chỉ số gì và cách áp dụng chỉ số này trong thị trường đầu tư. Chính vì vậy mà bài viết đã cung cấp thêm một ví dụ cụ thể, giúp bạn hiểu hơn về cách áp dụng chỉ số này khi đầu tư vào thị trường cổ phiếu. Ví dụ:

Giả sử công ty X ghi nhận giá trị tài sản 10 tỷ đồng và có khoản nợ phải trả là 7,5 tỷ đồng. Giá trị lưu trữ của công ty theo bảng cân đối kế toán sẽ bằng: 10 – 75 = 2.5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, công ty X cũng đang phát hành ra thị trường 10.000 cổ phiếu. Giá trị cổ phiếu sổ sách của công ty X được tính như sau: 2,5 tỷ đồng / 10.000 cổ phiếu = 250.000 đồng. Các nhà giao dịch biết được, giá trị hiện tại của cổ phiếu này trên thị trường là 300.000 đồng.

Từ những dữ kiện này, các nhà đầu tư thực hiện phép tính: P/B = 300 / 250 = 1. Điều này đồng nghĩa với việc nhà giao dịch sẽ phải chi trả gấp 1.2 lần ở ngoài thực tế so với giá trị cổ phiếu được ghi chép trên báo cáo tài chính.

Mặt tốt và mặt trái của chỉ số P/B là gì?

Như tất cả các bài viết khác mà sanforex.club đã chia sẻ, các nhà giao dịch có thể thấy rằng không một công cụ nào là toàn diện trọn vẹn. Mỗi công cụ đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, nếu như hiểu rõ về từng chỉ số, từng công cụ trong thị trường tài chính. Các nhà giao dịch sẽ áp dụng hiệu quả và tránh được những mặt trái của những chỉ số/ công cụ tài chính mang lại.

Những điểm mạnh và điểm yếu của chỉ số P/B - chỉ số giá trị sổ sách

Những điểm mạnh và điểm yếu của chỉ số P/B – chỉ số giá trị sổ sách

Đối với P/B, chỉ số này hỗ trợ các nhà giao dịch trong quá trình đánh giá cổ phiếu một cách xác thực nhất. Tuy nhiên, ngoài điểm mạnh này, nó cũng tồn tại một số nhược điểm. Tìm hiểu về ưu nhược của chỉ số này để tận dụng tối đa điểm mạnh của nó. Đồng thời nắm bắt điểm yếu để tránh bẫy tài chính từ thị trường.

Ưu điểm của chỉ Price to book là gì?

Điểm mạnh của chỉ số P/B gồm có:

  • P/B thường là một con số dương, cho phép nhà đầu tư sử dụng để đánh giá tình hình và tiềm năng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không tạo ra lợi nhuận. Điều này có nghĩa rằng P/B giúp xác định xem công ty có khả năng khôi phục và tạo ra lợi nhuận trong tương lai hay không?
  • So với chỉ số EPS, P/B có tần suất biến động có phần thấp hơn. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) thường xảy ra sự thay đổi không ngừng, đặc biệt trong thời kỳ biến động mạnh. Điều này khiến cho việc theo dõi và đưa ra quyết định đầu tư của các nhà giao dịch trở nên phức tạp hơn. Trong khi đó, tỷ lệ P/B thường ổn định hơn nhiều, giúp nhà đầu tư quan sát và theo dõi tương đối dễ dàng để đưa ra những dự đoán có tính xác thực cao nhất.
  • P/B thường được ưa chuộng khi thực hiện đánh giá những công ty có nguồn vốn lớn và tính thanh khoản cao. Các ví dụ điển hình bao gồm: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm và ngân hàng. Chỉ số này cũng có giá trị đặc biệt trong việc đánh giá những doanh nghiệp chuẩn bị thanh lý hoặc có hoạt động kinh doanh tương đối khó khăn.

Nhược điểm của chỉ Price to book là gì?

Sau khi đã điểm qua những ưu điểm nổi trội của chỉ số P/B, tiếp theo là những điểm yếu của chỉ số tài chính này.

Hầu như không xảy ra tình trạng báo cáo giá trị âm

Theo như nguồn tin của các báo cáo tài chính và các chuyên gia đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp đều hiển thị giá trị dương trên bảng báo cáo tài chính cuối năm. Mặc dù trường hợp hiển thị giá trị âm tương đối ít, nhưng không phải không có trường hợp như vậy. Khi một công ty báo cáo giá trị âm, các kết quả từ chỉ số P/B được xem là vô ích. Bởi nó không mang ý nghĩa gì trong việc đánh giá giá trị của công ty. Nói đơn giản hơn, chỉ số P/B trong trường hợp này không đóng vai trò gì trong thị trường tài chính.

Không so sánh được với những công ty không chung lĩnh vực

Một yếu điểm nữa của chỉ số P/B đó là khả năng giới hạn so sánh giữa các doanh nghiệp khác lĩnh vực. Nhất là với những doanh nghiệp sở hữu nhiều tài sản ẩn, điển hình như: thương hiệu, lợi thế thương mại, gắn bó khách hàng,… Nói khách quan nhất, những tài sản vô hình này được nhận định giá trị cao hơn rất nhiều so với giá trị hiển thị trên bảng báo cáo tài chính cuối năm.

Một vài doanh nghiệp sở hữu tài sản ngầm khổng lồ có thể nhắc đến như: Apple, Microsoft, Google, Facebook,… Đối với những công ty này, sự thành công của họ nằm ở danh tiếng, nhận định thương mại,… Chính vì vậy mà giá trị sổ sách được cho là vô nghĩa. Đồng nghĩa với việc chỉ số P/B không mang lại được bất kỳ thông tin giá trị nào trong trường hợp này.

Không là thước đo giá trị khi xảy ra lạm phát và thay đổi về công nghệ

Như đã nói ở nội dung trước, chỉ số P/B bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong ngoài khác nhau. Thường thì tỷ số này sẽ ổn định khi tình hình kinh tế không có những sự kiện biến động mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế diễn ra lạm phát hoặc có sự đột phá công nghệ đáng kể, tỷ lệ này sẽ chỉ là một con số tham khảo. Bởi giá trị trên sổ sách lúc này có cách biệt tương đối lớn so với giá trị cổ phiếu đang hiện hành trên thị trường. Trong tình huống này, giá trị sổ sách không thể hỗ trợ các nhà đầu tư về việc dự đoán giá trị cổ tức của các cổ đông.

Không thể hiện được giá trị chính xác của thị trường tại thời điểm cụ thể

Một nhược điểm khác của chỉ số P/B mà bài viết muốn nhắc đến đó là chỉ số này không thể hiện được nhất quán giá trị thực tế của tài sản trên thị trường tại thời điểm cụ thể đang xem xét. Lý do là vì nhiều doanh nghiệp vẫn đang lạm dụng giá trị tài sản dựa trên dữ liệu thời kỳ trước đây. Để làm rõ hơn về vấn đề này, các nhà đầu tư có thể xem xét một ví dụ cụ thể.

Ví dụ khu đất công ty A đã sử dụng từ 2 năm trước đang phát triển và có giá trị gấp nhiều lần so với thời điểm trước. Do đó, ngoài việc sử dụng tỷ lệ P/B, các nhà đầu tư cần linh hoạt kết hợp nhiều chỉ số khác để có cái nhìn toàn diện nhất về công ty này. Tại thời điểm này, chỉ số P/B không cung cấp thông tin hữu ích nếu bạn cố gắng định giá một công ty đang trên đà phát triển.

Phân tích mối quan hệ giữa P/B và ROE

Theo như nghiên cứu của các chuyên gia tài chính, họ khẳng định rằng ROE (tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu) có mối liên kết chặt chẽ đối với P/B. Có thể nói, ROE Chính là yếu tố quyết định sự thay đổi của tỷ lệ P/B:

Giá trị ROE cao có nghĩa rằng những công ty sở hữu tỷ lệ tỷ lệ P/B cao có khả năng tạo ra lợi nhuận tối ưu. Những nhà đầu tư sẵn sàng chi trả để mua cổ phiếu với mức giá cao hơn so với giá trị sổ sách hiển thị bởi họ tin rằng công ty sẽ mang lại hiệu suất tài chính tốt.

Giá trị ROE ảnh hưởng tương đối lớn đối với sự thay đổi của tỷ lệ P/B

Giá trị ROE ảnh hưởng tương đối lớn đối với sự thay đổi của tỷ lệ P/B

Những công ty sở hữu giá trị ROE cao nhưng tỷ lệ P/E lại thấp hơn trung bình được rất nhiều nhà đầu tư để ý và quan tâm. Bởi các nhà đầu tư tin rằng giá trị cổ phiếu sổ sách thể hiện thấp hơn giá trị thị trường. Vì vậy, khi mua cổ phiếu của những công ty này, họ tin tưởng về lợi nhuận sẽ mang về trong tương lai.

Thông qua bài viết, sanforex.club đưa ra kết luận cụ thể về khái niệm chỉ số P/B là gì như sau: Chỉ số P/B là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá giá trị cổ phiếu và khả năng đầu tư của một công ty. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không nên lạm dụng chỉ số này mà cần hiểu rằng nó cũng có những nhược điểm và có thể mang đến những giá trị thiếu chính xác về giá trị tài sản công ty. Nếu muốn kiếm được khoản lợi nhuận tốt từ thị trường tài chính thông qua chỉ số P/B, các nhà đầu tư nên biết cách kết hợp nhiều chỉ số khác để có bức tranh thị trường toàn diện nhất.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan