Passive Investing là gì? Đầu tư thụ động là một chiến lược mà các nhà đầu tư thường ít thực hiện giao dịch mua bán, nhằm mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải ai cũng đánh giá cao cách tiếp cận này. Có những người ủng hộ mạnh mẽ đầu tư thụ động, nhưng cũng không ít người lại ưa chuộng phong cách đầu tư chủ động. Trong bài viết này, sanforex sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về Passive Investing và những thông tin liên quan.

Tìm hiểu khái quát về đầu tư thụ động và đầu tư chủ động

Đầu tư thụ động và đầu tư chủ động là hai chiến lược phổ biến trong quản lý tài chính, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng tìm hiểu khái quát về hai phong cách này để lựa chọn chiến lược phù hợp nhất cho bạn.

Passive Investing là gì?

Passive Investing có nghĩa là đầu tư thụ động, là một chiến lược dài hạn được thiết lập để tạo ra khối tài sản vững chắc theo thời gian. Bằng cách hạn chế các cuộc giao dịch chứng khoán, đầu tư thụ động giúp đẩy mạnh lợi nhuận trong thời gian dài nhờ vào cắt giảm các chi phí trading.

Các nhà đầu tư theo đuổi chiến lược Passive Investing đều đặt niềm tin mãnh liệt rằng thị trường sẽ có những chuyển biến tích cực. Họ sẽ không quan tâm đến những biến động ngắn hạn trên thị trường để mang về lợi nhuận mà họ vẫn giữ nguyên chiến lược lâu dài. Đây là một trong những chiến lược được nhiều trader sử dụng và nhắc đến với cái tên “mua và nắm giữ”.

Cách nhận biết dễ dàng nhất đối với những người đang sử dụng chiến lược Passive Investing đó là thường mua và lưu giữ cổ phiếu của công ty trong thời gian dài. Tuy nhiên, có nhiều người còn nhận định rằng việc thu mua cổ phiếu của các quỹ thể hiện hoạt động cụ thể của một công ty, chỉ số chứng khoán lĩnh vực hay một nền kinh tế. 

Đặc biệt là các quỹ được nhiều nhà đầu tư quan tâm thời gian gần đây, mọi người cũng thấy rõ việc ổn định được lợi thế trên thị trường trong thời gian dài là điều không hề dễ dàng, hầu như là không thể làm được.

Đầu tư thụ động là chiến lược mua bán cổ phiếu trong thời gian dài với lợi nhuận vững chắc

Đầu tư thụ động là chiến lược mua bán cổ phiếu trong thời gian dài với lợi nhuận vững chắc

Active Investing là gì?

Sau khi tìm hiểu đầu tư thụ động là gì, bạn cũng biết được khái quát về chiến lược này. Một chiến lược khác cũng được anh em trader yêu thích đó là Active Investing – đầu tư chủ động.

Active Investing đòi hỏi chiến lược mang tính thực tế hơn, người sử dụng cần phải cố gắng rất nhiều để nắm bắt cơ hội và chiến thắng thị trường. Chiến lược đầu tư chủ động bao gồm các hoạt động sau: tiến hành mua bán chứng khoán, phân tích và nghiên cứu thị trường thường xuyên vì thị trường luôn biến đổi khôn lường, xuất hiện nhiều cơ hội chớp nhoáng.

Với Active Investing, các nhà giao dịch sẽ chủ động hơn trong việc theo dõi các thay đổi ngắn hạn trên thị trường. Trong trường hợp nhận thấy giá trị chứng khoán mà mình đang nắm giữ có xu hướng giảm, lúc ấy sẽ ngay lập tức bán đi tài sản của mình, tránh việc thua lỗ nặng nề. 

Thông thường, các nhà đầu tư lựa chọn chiến lược này sẽ mua cổ phiếu của các quỹ quản lý thụ động. Quỹ sẽ sử dụng những nhà quản lý đảm bảo việc quan sát danh mục đầu tư, lựa chọn các chứng khoán tiềm năng để mua và bán, nhất là thời gian phù hợp để tiến hành trading.

Đầu tư chủ động yêu cầu trader phải linh hoạt và nhạy bén trước những cơ hội

Đầu tư chủ động yêu cầu trader phải linh hoạt và nhạy bén trước những cơ hội

Sự khác biệt giữa Active Investing và Passive Investing là gì?

Hiện tại, có nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường tài chính cũng đều thắc mắc không biết giữa đầu tư thụ động và đầu tư chủ động cái nào tốt hơn nhiều? Ở mỗi chiến lược sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, để lựa chọn ra chiến lược phù hợp cũng tùy thuộc vào mỗi cá nhân.

Dựa trên những điểm mạnh và điểm yếu bạn sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về từng chiến lược, xem nó thích hợp như thế nào đối với nhu cầu, mục tiêu và kế hoạch của mình.

Đầu tư chủ động và đầu tư thụ động đều có những đặc điểm khác nhau

Đầu tư chủ động và đầu tư thụ động đều có những đặc điểm khác nhau

Hình thức tiếp cận Passive Investing một cách hiệu quả

Nội dung trên bạn cũng nắm được Passive Investing là gì và điểm khác biệt giữa đầu tư chủ động và đầu tư thụ động. Tiếp theo, để tận dụng Passive Investing tốt nhất bạn cần chú ý đến những điều dưới đây:

  • Đầu tư các quỹ chỉ số hợp lý: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều quỹ đầu tư chỉ số khác nhau, việc tìm và chọn một quỹ đầu tư phù hợp là điều cực kỳ cần thiết. Nên lựa chọn các quỹ phù hợp với bản thân và nằm trong khả năng chấp nhận rủi ro khi giao dịch.
  • Thường xuyên tiến hành đầu tư: Các trader nên thường xuyên tham gia đầu tư, có thể trading theo tháng hay theo quý. Điều này giúp cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
  • Tuyệt đối không bán tháo tài sản: Nên giữ bình tĩnh và phân tích thật kỹ trước mọi quyết định, đặc biệt là khi thị trường giảm sâu.
Nên giữ tâm trạng thật ổn định và bình tĩnh khi tham gia đầu tư thụ động

Nên giữ tâm trạng thật ổn định và bình tĩnh khi tham gia đầu tư thụ động

Cách lựa chọn những kênh Passive Investing hợp lý

Để có thể lựa chọn đúng đắn một hay nhiều kênh đầu tư thụ động, bạn cần lưu ý những điều như sau:

  • Mục tiêu tham gia đầu tư: Trước tiên, trader hãy xác định cụ thể mục tiêu của mình. Chẳng hạn, mục tiêu đầu tư của bạn khi Passive Investing là khoản tiền tiết kiệm hưu trí hay tích trữ tài sản.
  • Khả năng chịu đựng rủi ro: Cần đánh giá được khả năng chịu đựng rủi ro của bản thân là bao nhiêu? Vì thị trường là nơi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và thách thức, do đó biết được khả năng chịu đựng sẽ giúp bạn đưa ra chiến lược trading hợp lý.
  • Thời gian đầu tư: Nhà đầu tư nên tự thiết lập một mốc thời gian cố định. Khi tham gia đầu tư lợi nhuận sẽ giúp bạn mang về nhiều lợi nhuận hơn.
Xác định mục tiêu đầu tư là cách thức giúp trader lựa chọn kênh Passive Investing hợp lý

Xác định mục tiêu đầu tư là cách thức giúp trader lựa chọn kênh Passive Investing hợp lý

Cụ thể các kênh Passive Investing đáng để cân nhắc

Các nhà giao dịch có thể tham gia đầu tư thụ động với các kênh khác nhau, điều này giúp bạn hạn chế rủi ro. Bạn có thể tham khảo các kênh dưới đây:

  • Quỹ chỉ số: Đây là lựa chọn hàng đầu khi Passive Investing. Các quỹ chỉ số nắm giữ cổ phiếu của một chỉ số thị trường, chẳng hạn như S&P 500. Thông thường các quỹ chỉ số sẽ không áp dụng nhiều chi phí và hiệu suất có tính ổn định cao.
  • Chứng chỉ quỹ giao dịch trên sàn (ETF): ETF là một quỹ đầu tư thụ động được niêm yết và trading trên các sàn giao dịch chứng khoán. Các quỹ này thường sở hữu thanh khoản hấp dẫn và chi phí nhỏ.
  • Thị trường trái phiếu: Các nhà đầu tư có thể tham gia kênh này để thực hiện giao dịch trái phiếu, các loại chứng khoán nợ do chính phủ, các đơn vị hay tổ chức tài chính cung cấp. Thị trường trái phiếu sẽ hỗ trợ khoản lợi nhuận ít biến động hơn nhiều so với thị trường chứng khoán.
  • Bất động sản: Một hình thức đầu tư thụ động cơ bản đó là bất động sản. các trader có thể mua bán nhà đất, cho thuê hay đầu tư vào các quỹ bất động sản trên thị trường.
Có rất nhiều kênh đầu tư thụ động để các nhà đầu tư có thể tham gia

Có rất nhiều kênh đầu tư thụ động để các nhà đầu tư có thể tham gia

Các ưu điểm và nhược điểm của Passive Investing là gì?

Bất kỳ một phương pháp đầu tư nào trên thị trường cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cùng sanforex tìm hiểu về đầu tư thụ động nhé.

Ưu điểm

Chi phí thấp

Nếu so với đầu tư chủ động thì Passive Investing sẽ có mức phí thấp hơn nhiều. Là do số lượng trading ít hơn và các quản lý cũng như đội ngũ phân tích ít hoạt động chỉ cần lựa chọn cổ phiếu đầu tư, vì thế mà giúp mức phí được hạn chế hơn rất nhiều. Điều này cũng giúp trader đẩy mạnh lợi nhuận kiếm được.

Hiệu quả thuế

Bên cạnh chi phí thấp thì Passive Investing còn giúp nhà đầu tư có được hiệu quả thuế cao.

Nguyên nhân là vì chứng khoán được giao dịch, toàn bộ khoản lãi đều chịu lãi vốn và bên phía chịu sẽ là người của quỹ. Vì các quỹ quản lý thụ động sẽ tiến hành trading chứng khoán gián đoạn, do đó thuế của họ không thấp hơn so với quỹ chủ động.

Rất khó để vượt qua thị trường

Thực chất, các điểm mạnh của Passive Investing chính là điểm yếu của Active Investing, thế nhưng yếu tố vượt qua thị trường là rất quan trọng vì thế hãy đánh giá thật kỹ lưỡng. Dù cho ngắn hạn, quỹ quản lý chủ động vẫn có thể vượt trội hơn nhiều so với thị trường, thế nhưng chúng lại không hề dễ dàng để có được những thành tích trong thời gian dài.

Nhược điểm

Thiếu sự linh hoạt

Passive Investing không có tính linh hoạt khi tham gia quỹ.

Như đã nhắc phía trên, quỹ chỉ số theo dõi các chỉ số chứng khoán cơ bản và thực hiện bằng cách lưu trữ cổ phần trong các doanh nghiệp tạo ra chỉ số. Quỹ sẽ tiến hành mua và nắm giữ chúng cho dù thị trường có biến đổi gì trong khi chờ đợi.

Trong trường hợp giá trị của một vài tài sản của quỹ giảm xuống hay có sẵn dữ liệu dự đoán sẽ giảm trong thời gian tới, khi đó quỹ vẫn nắm giữ tài sản đó nếu chứng khoán vẫn đang là chỉ số cơ bản.

Các quỹ vẫn có thể bán đi các chứng khoán này, một quỹ hoạt động bình thường vẫn có khả năng giữ vị thế nhờ vào trading bán khống hay quyền chọn bán – chiến lược được sử dụng để ngăn chặn việc thua lỗ lớn. Còn đối với quỹ thụ động sẽ không có các hoạt động này, mà họ sẽ nắm giữ các chứng khoán nằm trong chỉ số cơ bản của họ.

Lợi nhuận không cao

Các quỹ tương hỗ sẽ được quản lý thụ động sẽ nắm giữ lợi nhuận không cao so với quỹ chủ động.

Các quỹ sẽ liên tục theo dõi giá trị của chỉ số chuẩn và ít nhận về kết quả ngoài mong muốn đối với chỉ số đó. Trên thực tế, lợi nhuận không lớn cũng có thể là do mất phí quản lý. Còn với quỹ chủ động sẽ giúp nhà đầu tư có thêm nhiều cơ hội mang về lợi nhuận lớn.

Cũng giống như các khoản đầu tư khác, lợi nhuận càng cao sẽ có nhiều rủi ro đi kèm. Qua đây cũng thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng chiến lược hợp lý để kiểm soát rủi ro trong đầu tư.

Passive Investing – Quỹ trao đổi giao dịch (ETF) và quỹ tương hỗ

Hiện nay, ETF và quỹ tương hỗ là 2 phương thức đầu tư thụ động được ưa chuộng nhất trên toàn cầu.

Hai quỹ này sẽ kêu gọi vốn của trader và đầu tư vào danh mục chứng khoán, thế nhưng hai công cụ này hoạt động hoàn toàn khác nhau. Với quỹ trao đổi giao dịch sẽ được niêm yết trên các sàn chứng khoán, tại đây các cuộc giao dịch cổ phiếu sẽ được thông qua sàn giao dịch, cũng giống như cổ phiếu của các doanh nghiệp trên thị trường.

Quỹ tương hỗ và quỹ ETF là hai phương pháp Passive Investing phổ biến nhất

Quỹ tương hỗ và quỹ ETF là hai phương pháp Passive Investing phổ biến nhất

Hiểu đơn giản hơn, các cổ phiếu tạo thành quỹ ETF sẽ mua bán tự động trong khi sàn hoạt động. Có thể diễn ra trong toàn bộ thời gian giao dịch, mức giá cổ phiếu sẽ biến đổi không ngừng. 

Ngoài ra, cổ phiếu của quỹ tương hỗ sẽ có thể mua trực tiếp từ doanh nghiệp kiểm soát hay qua bên thứ 3. Mức giá cổ phiếu sẽ được đưa ra khi kết thúc ngày giao dịch, lúc này trader có thể thoát ra hay tiếp tục giao dịch với giá đó.

Vì thế, các nhà đầu tư yêu thích phương pháp đầu tư “thực hành” sẽ thường đầu tư vào ETF vì được giao dịch cổ phiếu trong ngày phù hợp nhu cầu của họ.

Nhìn chung, đầu tư thụ động phù hợp với các nhà đầu tư có sức chịu đựng và tin tưởng vào sản phẩm đầu tư của mình. Thông qua bài viết trên của sanforex cũng giúp các bạn nắm được Passive Investing là gì và cách lựa chọn kênh đầu tư phù hợp. Hy vọng nội dung này sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích nhất.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan